Ô nhiễm không khí tại đô thị: Bụi mịn có thể xuyên qua khẩu trang, 'chui' vào máu

Thứ tư, 13/03/2019, 21:55 PM

Với kích cỡ chỉ nhỏ bằng 1/20 sợi tóc, bụi mịn xuất hiện ở nhiều thành phố như một nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp, thậm chí dễ dàng len lỏi vào đường máu.

Hà Nội được cho là đang nhiễm không khí đứng thứ 2 Đông Nam Á

o-nhiem-khong-khi-tai-do-thi-bui-min-co-the-xuyen-qua-khau-trang-chui-vao-mau
Bụi mịn dễ dàng xuyên qua lớp khẩu trang thông thường. (Ảnh Chí Hiếu)

 Trong những năm qua, nhiều cảnh báo cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang diễn biến xấu đi, chỉ số chất lượng không khí AQI của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vào cuối những tháng đầu năm cũng cho thấy chỉ số AQI ở mức giao động từ 200-240 (tương đương mức xấu, những người mắc bệnh về tim, hô hấp nên ở trong nhà, những người khỏe mạnh cũng nên tránh ra ngoài).

Mới đây tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đưa ra dữ liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm bụi (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Khi chất lượng không khí của Bắc Kinh đang ngày càng tốt hơn, Jakarta có nguy cơ sớm vượt qua thủ đô vốn nổi tiếng về ô nhiễm của Trung Quốc.

Ngày 13/3, Trung tâm phát triển Sáng tạo xanh- GreenID cũng đã công bố con số đáng báo động khi nồng độ bụi PM 2.5 (bụi mịn) tại Hà Nội vẫn đang ở mức độ không an toàn. Tại trạm đo chất lượng không khí tại Đại sứ quán Mỹ đưa ra kết quả có tới 88 ngày Hà Nội vượt quy chuẩn quốc gia Việt Nam về ô nhiễm không khí.

Có thể thấy rằng, trong quá trình phát triển của các thành phố không chỉ riêng Hà Nội thì cũng cùng lúc chất lượng không khí ngày càng xấu đi, khiến ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống và tuổi thọ con người.

Về vấn đề này BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng (Trưởng Khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, BV Phổi Trung ương) cho rằng, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan giữa bệnh phổi và sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện giao thông, phát triển đô thị, chuyên gia y tế cho đây là một vấn đề cần sớm đưa vào nghiên cứu cụ thể.

Thế nhưng BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng khẳng định rằng: "Có điểm rất rõ ràng, thời điểm nóng ấm, nồng độ bụi trong thành phố cao thì cũng là lúc số lượng người nhập viện phổi tăng rất lớn, thời điểm Tết Nguyên đán vừa qua số ca nhập viện tăng đột biến gấp 3 lần so với ngày thường". 

Bụi mịn có thể xâm nhập vào máu

o-nhiem-khong-khi-tai-do-thi-bui-min-co-the-xuyen-qua-khau-trang-chui-vao-mau
BSCKII Nguyễn Ngọc Hồng (Trưởng Khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, BV Phổi Trung ương). (Ảnh Chí Hiếu)

 Trong không khí hiện nay, phần lớn được phát hiện là bụi PM2,5 (bụi mịn) có kích thước chỉ bằng 1/20 sợi tóc, xâm nhập vào hệ hô hấp của con người qua không khí và đi vào phổi, thậm chí đi thẳng vào máu gây độc cho cơ thể. Với bất cứ dị nguyên nào từ môi trường vào cơ thể đều có thể gây kích ứng.

Bụi trong không khí có nhiều loại, có thể là bụi vô cơ hoặc bụi hữu cơ. Ở những môi trường đô thị như ở Hà Nội, mật độ giao thông rất đông, bụi hữu cơ rất nhiều, đây là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu động cơ, đây là các phản ứng cháy không hoàn toàn, sản sinh ra nhiều sản phẩm trung gian và nhiều tạp chất khác, phát tán bào môi trường như cacbon, sunphua, nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất kim loại như chì… rất độc hại.

Những hạt bụi này chứa nhiều hợp chất hóa học, lơ lửng trong không khí và rất nhỏ. Những chất này khi vào cơ thể nhẹ thì gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, nặng có thể khiến con người có phản ứng ho, khạc đờm kéo dài, thậm chí khó thở, như ở những người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính ở phổi như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm nặng thêm vấn đề tim mạch… Sống trong môi trường ô nhiễm không khí kéo dài còn gây các rối loạn tắc nghẽn.

o-nhiem-khong-khi-tai-do-thi-bui-min-co-the-xuyen-qua-khau-trang-chui-vao-mau
Khi đi ra đường trong những ngày chất lượng không khí xấu, cơ thể gặp triệu chứng ho, khó thở tăng phải đến nhanh chóng đến bệnh viện. (Ảnh Chí Hiếu)

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp sẽ gây nên tình trạng kích ứng đường hô hấp, làm cho những người đã có bệnh lý hô hấp rồi như những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bị hen phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ bị nặng lên dẫn đến tình trạng khó thở tăng lên, nặng sẽ suy hô hấp phải nhập viện, thậm chí những bệnh nhân này đáp ứng kém với điều trị.

Trong những ngày chất lượng không khí xấu, BS Hồng đưa ra lời khuyên: "Người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hoặc các bệnh nền mãn tính không nên ra ngoài. Nếu trong trường hợp ra ngoài thì cần phải đeo khẩu trang, kính mắt... Kích thước PM2,5 có thể vượt qua các loại khẩu trang thông thường và tất cả các hàng rào bảo vệ của cơ thể, vào tận phế nang và đi vào máu, gây hại cho cơ thể, nhưng lại giúp giảm bớt lượng bụi khói khi di chuyển trên đường. Nếu gặp triệu chứng ho, khó thở ngày càng tăng cần đến cơ sở y tế ngay lập tức".

 

Hà Nội là một trong hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á

Theo chia sẻ của GreenID, thông tin từ thiết bị đo chất lượng không khí tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho thấy có tới 88 ngày trong năm chất lượng không khí vượt quy chuẩn.

 

Vấn đề cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Đại biểu chất vấn giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường

Không chỉ dừng lại ở việc hư hỏng ngay sau khi đi vào sử dụng, liên quan dự án Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đại biểu chất vấn giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường.

 

Thực hư thông tin giáo viên, học sinh phải đeo khẩu trang trong lớp học vì ô nhiễm không khí ở Bắc Kạn

Giáo viên, học sinh đều phải đeo khẩu trang trong lớp học, thậm chí nhiều bậc phụ huynh đã cho con nghỉ học do nghi ngại về bầu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.