Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã giành được toàn bộ quyền kiểm soát Trung Nguyên

Thứ tư, 19/02/2020, 07:23 AM

Theo thông cáo của Tập đoàn Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã giành được toàn bộ quyền kiểm soát Trung Nguyên và tên bà Diệp Thảo không còn trong danh sách cổ đông.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã giành được toàn bộ quyền kiểm soát Trung Nguyên.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã giành được toàn bộ quyền kiểm soát Trung Nguyên.

Theo thông cáo mới đây của Tập đoàn Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã giành được toàn bộ quyền kiểm soát Trung Nguyên và tên bà Diệp Thảo không còn trong danh sách cổ đông.

“Trung Nguyên đã hoàn thành văn bản, thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố để thông báo thay đổi thông tin cổ đông theo quyết định của tòa án và danh sách cổ đông mới tại các công ty thuộc tập đoàn, hoàn toàn không còn tên bà Lê Hoàng Diệp Thảo với tư cách là cổ đông của công ty”, Trung Nguyên khẳng định.

Ngoài ra, tập đoàn này còn cho biết ông Vũ đã thi hành xong nghĩa vụ thanh toán chênh lệch cho bà Thảo trước khi Cục Thi hành án Dân sự TP HCM nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao nên yêu cầu hoãn thi hành án này không gây ảnh hưởng đến các nội dung đã được thi hành cũng như danh sách cổ đông mới không có tên bà Thảo.

Trước đó, ngày 5/12/2019, sau 4 ngày xét xử phúc thẩm vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên).

Tòa án nhân dân cấp cao tại TP HCM đã đưa ra phán quyết cuối cùng.Tại phiên tòa 4/12, nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo vắng mặt, chỉ có luật sư đại diện tham dự. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng việc bà Thảo vắng mặt không ảnh hưởng gì đến việc tuyên án.

Hội đồng xét xử đã chấp thuận yêu cầu ly hôn, không chấp nhận kháng cáo của ông Vũ và bà Thảo, giữ nguyên bản án sơ thẩm về nội dung: chấp nhận cho hai người ly hôn; 4 người con do bà Thảo nuôi, ông Vũ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng tính từ năm 2013 đến khi học xong đại học.

Đối với tài sản, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được toàn quyền sở hữu cổ phần chung tại Trung Nguyên, tương đương tổng số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, bà Thảo được sở hữu toàn bộ tiền, vàng, ngoại tệ trong ngân hàng do bà Thảo quản lý, khoảng hơn 1.764 tỷ đồng.

Ông Vũ có trách nhiệm hoàn lại cho bà Thảo 1.510 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trên, ông Vũ có quyền liên hệ các cơ quan chức năng để thay đổi tên, thành viên trong các công ty Trung Nguyên.

Đến ngày 10/2, VKSND Tối cao chấp nhận đơn yêu cầu tạm hoãn thi hành án vụ ly hôn với ông Vũ của bà Thảo. Động thái này được đưa ra để VKSND Tối cao có thời gian xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo. Quyết định tạm hoãn thi hành án đã được tống đạt cho các cơ quan tố tụng và các đương sự.

Tuy nhiên ngày 13/1, Cục Thi hành án dân sự TP HCM xác nhận ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã nộp đủ số tiền hơn 1.190 tỷ đồng thanh toán chênh lệch cho bà Thảo tại Cục Thi hành án dân sự TP HCM. Cùng ngày, Cục Thi hành án dân sự TP HCM cũng nhận được công văn yêu cầu hoãn thi hành án qua đường bưu điện do Viện phó VKSND Tối cao ký ngày 10/2 "để có thời gian xem xét, giải quyết đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm theo đơn đề nghị của bà Lê Hoàng Diệp Thảo".

Nhưng vì ông Vũ đã thi hành xong nghĩa vụ thanh toán chênh lệch tài sản nên Cục thi hành án dân sự TP HCM không ra quyết định hoãn thi hành án.

Trước đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng không ngần ngại chia sẻ với báo chí rằng, vụ việc của 2 vợ chồng đã ảnh hưởng rất nặng đến Trung Nguyên.Thời điểm hiện tại chỉ hoạt động cầm cự, cả hệ thống gần như bị tế liệt, thậm chí có lúc muốn chi tiền để đầu tư nhưng cũng không được.“Trung Nguyên hiện nay đã bị kiệt quệ trong thương hiệu, nếu so sánh với hệ thống cafe mới ra hiện nay là Aha ở phía Bắc, hay Highlands, Coffee House, thậm chí là các hệ thống nhỏ lẻ, thì Trung Nguyên không còn tính mới nữa”, ông Vũ nói.

Theo ông Vũ, sau phiên tòa này, phải mất khoảng 2 năm thì Trung Nguyên mới gượng dậy được.

Tầm nhìn của Trung Nguyên là hướng đến toàn cầu, mục tiêu doanh thu một năm đạt được là 20 tỷ USD. Mà muốn ra toàn cầu thì phải có nhân sự và nguồn lực toàn cầu để hiện thực nó, nhưng đang vướng vụ việc này thì không thể tuyển được người. 

Bài liên quan