Ông Dương Trung Quốc nói về ý tưởng biến sông Tô Lịch thành công viên
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh" là rất đáng hoan nghênh.

Sông Tô Lịch được đề xuất cải tạo trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Liên quan đến câu chuyện đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh" bằng nguồn vốn Nhật Bản vừa được Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đưa ra, đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Xung quanh đề xuất này hiện đang có nhiều ý kiến ủng hộ nhưng có không ít ý kiến cho rằng, đề xuất trên khó khả thi bởi cần nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, những hình ảnh miêu tả về dự án cải tạo sông Tô Lịch được đăng tải khiến nhiều người choáng ngợp.
Chia sẻ với báo chí quanh đề xuất này, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, khôi phục sông Tô Lịch được một phần nào đó trong điều kiện cho phép đã là điều rất đáng hoan nghênh.
Theo ông Quốc, sông Tô Lịch không chỉ là vấn đề môi trường, bởi nếu tiếp cận về mặt tâm linh, sông Tô Lịch từ xa xưa có vị thế rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thăng Long Hà Nội xưa, nó đã từng được coi là vị Thành Hoàng.

Nhà sử học Dương Trung Quốc. (Ảnh: Dân Trí).
Đánh giá ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch là khá tốt, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: Cách đây một thời gian rất dài chúng ta cũng có ý tưởng phục hồi một phần nào dòng sông này nhưng rồi cũng trục trặc.
"Đến khi sử dụng công nghệ của nước ngoài, nhất là của Nhật Bản để thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch tôi hoan nghênh. Họ thử nghiệm tôi thấy có hiệu quả bước đầu, rất tiếc sau đó có những trục trặc không đáng có khiến dự án phải dừng lại", ông Quốc nói.
Trong khi đó, trên báo Dân trí: Tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Đặng Huy Huỳnh - nguyên Viện trưởng Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam), Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhìn nhận: Dòng sông Tô Lịch ở Hà Nội không chỉ là vấn đề mỹ quan, mà còn là vấn đề sức khoẻ của cộng đồng.
Vì vậy, không có lý do gì mà người dân không ủng hộ việc “biến” một nguồn tài nguyên đã chết thành một nguồn tài nguyên sống.
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh cho biết: “Đứng ở mặt khoa học, nhân văn và môi trường, tôi rất ủng hộ dự án này. Thực tế biến dòng sông thành điểm du lịch có yếu tố tâm linh thì các nước trên thế giới đã làm".
Tuy nhiên, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh lưu ý, việc triển khai dự án phải trên tinh thần vừa làm vừa phải học chứ không phải làm một lúc, bởi vì dòng sông Tô Lịch đã ô nhiễm trầm trọng. Việc giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều.
"Áp dụng công nghệ nào cũng vậy, đều phải có sự hài hoà giữa thiên nhiên môi trường với văn hoá Hà Nội. Mà giải quyết được vấn đề này thì bản thân chúng tôi cũng muốn thành phố ủng hộ", GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh chia sẻ.
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành "Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh"
Theo nội dung đề xuất, dự án dự kiến sẽ thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2021-2026.
Về phương án tài chính cũng như dự kiến tổng mức đầu tư sẽ được công bố sau khi được UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Phạm vi công việc của dự án không tác động đến khu dân cư dọc chiều dài 2 bên sông.
Đối với việc cải tạo theo kích thước thực tế các khu vực được triển khai như sau: Xây dựng hành lang dọc sông, kè bờ (kè thẳng đứng, bỏ phần mái cỏ hiện nay, sau đó kè đáy khu vực sát 2 bên bờ sông tạo hành lang đi dạo, không kè đáy sông mà để tự nhiên;...
Phần xử lý ô nhiễm bên trong (mùi, bùn đáy, chất ô nhiễm hữu cơ): Sử dụng công nghệ Bio-Nano Nhật Bản để phân hủy tận gốc toàn bộ chất hữu cơ ô nhiễm nổi váng trên bề mặt, phân hủy tận gốc tầng bùn hữu cơ ở đáy và phân hủy tận gốc các yếu tố gây ra mùi hôi thối bốc lên là các khí độc như H2S (mùi trứng thối), NH3 (mùi khai), CH4,...
Ngoài ra, phần xử lý ô nhiễm bên ngoài và cấp nước bổ cập: Kết hợp đồng bộ với các dự án mà thành phố đã và đang triển khai như hệ thống thu gom nước thải bằng cống ngầm dưới lòng sông và cấp nước bổ cập trở lại cho sông bằng nước sau khi xử lý của dự án hệ thống nước thải Yên Xá, đảm bảo không chồng chéo dự án để tránh lãng phí đầu tư;
Xây dựng hệ thống giếng thu và đường hầm ngầm thoát lũ chống ngập tương tự hệ thống tại Tokyo (Nhật Bản) cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch.
JVE và liên danh tổng thầu Nhật Bản cam kết không có bất cứ yêu cầu, điều kiện ràng buộc nào với thành phố.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Chủ tịch JVE nói về siêu dự án hồi sinh sông Tô Lịch
'Nội soi sức khỏe' của doanh nghiêp đề xuất làm siêu dự án hồi sinh sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch đẹp như tranh với đề xuất thành 'Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh'
Tranh cãi thông tin từ bỏ xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản?
Nghiên cứu xây cống ngầm ở sông Tô Lịch

Xây dựng Nhà máy nước Vạn Niên thành Bảo tàng nước đầu tiên tại Việt Nam
18/04/2021, 21:23
Sân bay Tân Sơn Nhất đông nghẹt người dịp cuối tuần
17/04/2021, 18:18
Thuận An tiếp tục đón ‘sóng’ bất động sản
16/04/2021, 15:57
Kiến nghị thu hồi 3 khu đất quốc phòng để làm đường
16/04/2021, 15:18
Hóa chất Đức Giang Lào Cai vi phạm nghiêm trọng luật môi trường
16/04/2021, 07:10
14 năm chỉ cải tạo được 18 chung cư cũ, Hà Nội lý giải nguyên nhân
14/04/2021, 06:5617 dự án người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Đà Nẵng
Có 17 dự án nhà ở thương mại cho phép người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.
Vì sao chưa hoàn thành bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn qua địa bàn Thừa Thiên Huế?
Nguyên nhân chưa hoàn thành bàn giao mặt bằng chủ yếu như một số hộ dân chưa thống nhất theo phương án bồi thường giá đất, tài sản trên đất và cấp đất hộ phụ; Dân đang đợi làm xong nhà tại các khu tái định cư mới di chuyển…
‘Nhà đầu tư F0’ đổ bộ thị trường BĐS Phú Quốc
Thị trường bất động sản Phú Quốc đang chứng kiến dòng vốn lớn từ các nhà đầu tư bất động sản F0 - những người mới, thận trọng, đầu tư an toàn, có định hướng.
Giá chung cư Hà Nội trung bình 1.461 USD một m2
Quý I, giá bán nhà trên thị trường sơ cấp tại Hà Nội được ghi nhận trung bình 1.461 USD một m2, tăng 7% theo năm và 3% theo quý.
Út 'trọc' lâm bệnh, không thể hầu tòa
Do bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”) lâm bệnh, đang phải nằm viện điều trị nên HĐXX đã phải hoãn phiên tòa để đảm bảo quyền lợi cho bị cáo và những người liên quan.
Chiêu 'phù phép' đất vàng giao cho Nguyên Bí thư Thành ủy Huế
Dù được đưa vào kế hoạch đấu giá nhưng chính quyền TP Huế đã "phù phép" lô đất để giao cho Bí thư Thành ủy Huế nhiệm kỳ 2015-2020 sai quy định.
Yêu cầu kỷ luật nhiều cán bộ vụ doanh nghiệp đổ đất lấn vịnh Bái Tử Long
Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh giao Ban Thường vụ Huyện ủy Vân Đồn chỉ đạo xem xét, xử lý kỷ luật 3 cán bộ xã Đông Xá thiếu trách nhiệm trong quản lý, để doanh nghiệp đổ đất lấn ra vịnh Bái Tử Long.
Imperia Smart City chuẩn bị “tung” giỏ hàng 'hot' Balcony Garden
Không chỉ ấn tượng với thiết kế “Balcony Garden – vườn ban công” độc đáo, những căn hộ hàng “hot” tại tòa Nguyệt Quế nằm trong phân khu The Flora Garden được ra mắt vào ngày 11/4 tới đây còn đi kèm với chính sách bán hàng và mức giá vô cùng hấp dẫn tạo sức hút trên thị trường.
HoREA chỉ ra bất cập khi có dự án nhà ở thương mại không phải dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội
Theo Nghị định số 49 của Chính phủ có hiệu lực từ 01/4/2021, những dự án không phải dành 20% quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, gồm: các dự án dưới 2 ha (đối với đô thị đặc biệt và đô thị loại 1), hoặc dưới 5 ha (đối với đô thị loại 2, loại 3)...