Ông Trần Bắc Hà bị bắt do liên quan đến vụ án nào?

Thứ ba, 04/12/2018, 06:47 AM

Theo cáo trạng khởi tố ông Trần Bắc Hà bị bắt do vi phạm về pháp luật ngân hàng và các quy định khác liên quan.

bidv-duoi-thoi-ong-tran-bac-ha-tang-truong-di-cung-voi-no-xau
Ông Trần Bắc Hà bị bắt do liên quan đến vụ án nào? 

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/12, báo chí đặt câu hỏi cựu Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà liên quan đến vụ cán cụ thể nào trong vụ việc khởi tố, bắt giam chiều ngày 29/11.

Cụ thể, phóng đặt câu hỏi về việc khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, theo cáo trạng khởi tố, ông Trần Bắc Hà bị bắt do vi phạm về pháp luật ngân hàng và các quy định khác liên quan. Vậy xin hỏi, ông Hà bị bắt do liên quan đến vụ án cụ thể nào?

Trả lời vấn đề này, chánh Văn phòng Bộ Công an, Thiếu tướng Lương Tam Quang nêu rõ: Vụ việc cựu Chủ tịch HĐQT BIDV bị bắt, Bộ Công an đã thông tin chi tiết và khá đầy đủ trên Cổng TTĐT Bộ Công an.

"Tôi xin nêu lại căn cứ kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ vụ việc. Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt các quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và 3 bị can khác có liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại BIDV", Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết.

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn các quyết định và lệnh tố tụng nêu trên ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt các quyết định và thi hành lệnh bắt, khám xét đối với 4 bị can đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, thu hồi tài sản để kịp có kết luận điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Ông Trần Bắc Hà (sinh ngày 19/8/1956), bắt đầu vào làm việc tại BIDV vào tháng 2/1981 (khi 25 tuổi). Sau 10 năm công tác, tháng 7/1991, ông Hà được bổ nhiệm làm Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định. Khi đó, ông vừa tròn 35 tuổi.

Tháng 10/1999, ông là Phó tổng giám đốc BIDV. Tháng 5/2003, ông là Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIDV. Sau 5 năm ở vị trí CEO, tháng 1/2008, ông được bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT BIDV và liên tục ở vị trí này hai nhiệm kì cho đến khi nghỉ hưu.

Ngày 1/9/2016, ông Hà nhận quyết định nghỉ hưu sau 35 năm gắn bó với nhà băng này và 8 năm 8 tháng ở vị trí Chủ tịch.

Như vậy có thể nói ông Trần Bắc Hà là người gắn bó cả cuộc đời với BIDV.

Trong thời gian gần 9 năm ông Hà giữ ghế Chủ tịch, Ngân hàng BIDV đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Cùng với chuyển mình đó BIDV cũng có hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Tính đến thời điểm 1/9/2016, khi ông Trần Bắc Hà rời nhiệm sở, BIDV đang ôm khoản nợ xấu hơn 13.000 tỉ đồng, chiếm hơn 2% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Đáng chú ý là trong số đó có những doanh nghiệp có khoản nợ nghìn tỉ chưa hẹn ngày thu hồi.

Điển hình là khoản vay của Hoàng Anh Gia Lai, Nếu tính cả khoản cho vay tín dụng đơn thuần và phát hành trái phiếu thì Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) nợ BIDV tới 10.500 tỉ đồng tính đến cuối tháng 4/2016. Ở thời điểm này, tình hình tài chính của HAGL gặp rất nhiều khó khăn khi thua lỗ triền miên, buộc Ngân hàng Nhà nước phải vào cuộc thông qua phương án tái cơ cấu nợ cho công ty.

Số nợ hơn 10.000 tỉ đồng này từng khiến cổ đông của BIDV hoang mang, lo lắng. Lúc đó, nhiều thông tin cho rằng ông Trần Bắc Hà đang "giải cứu" HAGL khi vị Chủ tịch này thừa nhận HAGL chậm trả lãi.

Đáng chú ý nhất là vụ việc BIDV cho Ngân hàng Xây dựng vay 4.700 tỉ đồng, một vụ việc mà thời điểm khi được đưa ra công chúng đã rộ lên tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt.

Theo hồ sơ vụ án đang xét xử, Phạm Công Danh đã dùng 3.070 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng (CB Bank) gửi sang BIDV. Sau đó, ông này đã chỉ đạo lập hồ sơ vay của 12 công ty để vay BIDV 4.700 tỉ đồng. Tài sản đảm bảo là bất động sản và tiền gửi của CB Bank tại BIDV. Toàn bộ số tiền vay, Phạm Công Danh dùng cho mục đích cá nhân là tăng vốn điều lệ của CB Bank và chi tiêu cho Tập đoàn Thiên Thanh (công ty Phạm Công Danh là Chủ tịch trước đó).

12 công ty này đều không có hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng như mục đích sử dụng vốn đã khai với BIDV, toàn bộ hồ sơ vay đều được lập khống. BIDV đã giải ngân 4.700 tỉ đồng cho các công ty này. Sau đó Phạm Công Danh lại rút tiền từ CB Bank để trả nợ gốc và lãi cho BIDV.

 

Sắp có đợt tấn công triệt phá tín dụng đen

Giữa tháng 12, Bộ Công an bắt đầu đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong đó, tín dụng đen là một trọng điểm, tiến tới triệt phá hoạt động này.

 

Vụ bắt ông Trần Bắc Hà: Có hay không việc lộ thông tin từ Bộ Công an?

Đây là câu hỏi được một phóng viên đặt ra với đại diện Bộ Công an trong cuộc Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11/2018 diễn ra chiều ngày 3/12.

 

Ông Trần Đình Long không còn trong danh sách tỷ phú USD của Forbes

Bảng xếp hạng tỷ phú USD của Forbes đã không còn ghi danh ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát.