OPEC là gì? Vai trò của OPEC với giá dầu thế giới

Thứ ba, 10/03/2020, 15:52 PM

OPEC là viết tắt của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, một nhóm các quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

OPEC là gì? Nó có ảnh hưởng thế nào với giá dầu thế giới?

OPEC là gì? Nó có ảnh hưởng thế nào với giá dầu thế giới?

OPEC là gì?

“Organisation of the Petroleum Exporting Countries” (OPEC) là tên tiếng Anh của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ.

Tổ chức này được thành lập vào tháng 9/1960 nhằm đàm bảo thu nhập ổn định cho các quốc gia thành viên và nguồn cung dầu mỏ cho các khách hàng.

5 thành viên sáng lập OPEC là Iran, Iraq, Kuwait, Arab Saudi và Venezuela.

Sau đó, có Qatar (1961), Libya (1962), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algeria (1969), Nigeria (1971), Angola (2007) và Guinea Xích đạo (2017).

Ecuador, gia nhập Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ vào năm 1973, đã đình chỉ tư cách thành viên vào tháng 12/1992. Tuy nhiên sau đó gia nhập lại vào năm 2007.

Gabon, tham gia năm 1975, đã rời khỏi 20 năm sau đó nhưng sau đó gia nhập lại vào năm 2016.

Indonesia, gia nhập vào năm 1962, đã đình chỉ thành viên vào tháng 1/2009, trở lại vào tháng 1/2016, xong lại rời đi vào cuối năm đó.

Qatar rời đi năm 2019.

Do vậy, hiện tại, nhóm có 13 thành viên.

Mặc dù không có quốc gia châu Âu nào là thành viên của OPEC, trụ sở chính của tổ chức này vẫn là ở Vienna sau khi trải qua 5 năm đầu tiên tại Geneva.

Vai trò của OPEC là gì?

Trong những năm đầu tiên, OPEC đã có thể quyết định giá dầu thế giới ở mức độ rất lớn, khiến nó trở thành một tổ chức có ảnh hưởng lớn về cả chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, tổ chức này mất rất nhiều thị trường và quyền lực chính trị do các vấn đề sau:

1. Sự bất ổn của một số thành viên.

2. Tranh cãi nội bộ (đôi khi bao gồm cả chiến tranh) giữa các thành viên về chính sách giá và những khác biệt khác.

3. Thị phần giảm khi các nước ngoài OPEC khác tăng cường sản xuất.

4. Những nỗ lực bảo tồn trên toàn thế giới nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo được.

Sứ mệnh của OPEC là gì?

Nhiệm vụ của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ "là phối hợp và thống nhất các chính sách dầu khí của các quốc gia thành viên, đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ nhằm đảm bảo cung cấp xăng dầu một cách hiệu quả, kinh tế và thường xuyên cho người tiêu dùng, thu nhập ổn định cho người sản xuất và thu hồi vốn công bằng cho những người đầu tư vào ngành dầu khí”.

Theo OPEC, các thành viên của nhóm nắm giữ 81,5% trữ lượng dầu thô của thế giới, tương đương khoảng 1,2 nghìn tỷ thùng.

Trong số các quốc gia thành viên:

Venezuela có trữ lượng lớn nhất ở mức 302 tỷ thùng, tương đương khoảng một phần tư trữ lượng của OPEC

Arab Saudi có 266 tỷ thùng (hoặc 22%)

Iran 157 tỷ thùng (13%)

Iraq 149 tỷ thùng (12%)

Nhiều nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới không thuộc OPEC, bao gồm Canada, Trung Quốc, Mexico, Na Uy, Oman, Nga và Mỹ.

Tóm lược về OPEC

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ được thành lập năm 1960 bởi một số quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhằm bảo vệ sự giàu có nhờ dầu mỏ của họ và quản lý tốt hơn giá cả và thị trường dầu thô.

Tổ chức này đã đạt đến đỉnh cao quyền lực trên thị trường vào những năm 1970 khi họ rút dầu khỏi thị trường và tăng giá trong Chiến tranh Yom Kippur (cuộc chiến diễn ra từ ngày 6 cho tới 26/10/1973 bởi liên minh các quốc gia Arab do Ai Cập và Syria dẫn đầu chống lại Israel.

Kể từ đó, tổ chức này đã mất rất nhiều ảnh hưởng thị trường vì các quốc gia khác đã tìm ra nguồn dầu mới hoặc cắt giảm việc sử dụng dầu, trong khi những bất đồng nội bộ giữa các thành viên đã làm tổn hại khả năng kiểm soát sản xuất và giá cả của nhóm.

Bài liên quan