Phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực gai đoạn 2: Dự kiến kinh phí 17 tỷ đồng

Thứ sáu, 24/04/2020, 19:00 PM

Phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực gai đoạn 2 dự kiến kinh phí khoảng 17 tỷ đồng, nguồn này sẽ được tạm ứng từ ngân sách quận Ba Đình.

 

Phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực gai đoạn 2 dự kiến kinh phí 17 tỷ đồng.

Phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực gai đoạn 2 dự kiến kinh phí 17 tỷ đồng.

 

Lộ diện Công ty phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực gai đoạn 2

Phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực gai đoạn 2, dự kiến sẽ được thực hiện từ vào giữa tháng 5 tới đây sau khi lắp đặt xong thiết bị thi công.

Theo UBND quận Ba Đình, kinh phí tạm tính để phá dỡ giai đoạn 2 của công trình là khoảng 17 tỷ đồng, tạm ứng từ ngân sách quận. Quận này cũng đã kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép chỉ định thầu đơn vị thi công tháo dỡ là Công ty CP đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam.

Theo kế hoạch, việc phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực sẽ bắt đầu từ tầng 18, phần vách kính mặt tiền, thiết bị điện, nước, nội thất, tường gạch, sàn bê tông cốt thép…  Sau khi hoàn thành phần việc phá dỡ tầng 18, cơ quan chức năng sẽ xem xét phương án phá dỡ tầng 17.

Để phục vụ việc phá dỡ, UBND quận Ba Đình đã ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế; Quyết định thành lập các Tổ công tác phục vụ cưỡng chế, làm việc với Công ty CP đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam để xây dựng biện pháp, dự toán kinh phí.

Chủ đầu tư phản đối phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực

Liên quan đến việc này, Công ty Cổ phần May Lê Trực - Chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực đã có đơn kiến nghị gửi Bí thư Thành uỷ Hà Nội đề đạt mong mỏi việc dừng phá dỡ giai đoạn 2 tại dự án này với lý do nhiều vấn đề sai phạm vẫn chưa được làm rõ.

Chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực cho rằng, dự án thuộc đối tượng không phải cấp phép xây dựng theo khoản C, Điều 19, Nghị định 12/2009, nên việc UBND quận Ba Đình ra quyết định đình chỉ thi công, yêu cầu phải xin cấp giấy phép xây dựng là trái quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Công ty cho rằng: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ba Đình vào tháng 10/2015 và tháng 1/2016 cũng là trái pháp luật, đã hết hiệu lực thi hành vì đã quá 2 năm (theo quy định tại luật Xử lý vi phạm hành chính) nên không còn giá trị thực hiện. Đặc biệt, cả 2 quyết định này cũng không có nội dung phá dỡ tầng 17, 18 của tòa nhà.

Tiếp đó, Giấy phép xây dựng số 11 cấp ngày 24/3/2014 cho công trình này cũng được doanh nghiệp cho là sai luật vì không đúng với tiêu chuẩn xây dựng 323/2004 và sai quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500.

Bên cạnh đó, tầng 17 và 18 là 2 tầng đều được cấp phép trong Giấy phép xây dựng số 11 do Sở xây dựng Hà Nội (cấp sai).

Chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực cũng cho rằng việc UBND quận không căn cứ vào quy hoạch mà chỉ căn cứ vào giấy phép xây dựng để chỉ đạo phá từ 53 m trở lên (đồng nghĩa với việc phá dỡ tầng 17 và 18) là không có căn cứ, trái quy định của pháp luật.

Chính vì vâỵ, doanh nghiệp kiến nghị xử lý trật tự xây dựng tại Công trình 8B Lê Trực theo quy hoạch, không căn cứ vào giấy phép xây dựng.

“Chúng tôi đề nghị dừng việc phá dỡ tầng 17, 18 và không thi công lắp dựng cẩu tháp khi chưa có quyết định, phương án phá dỡ được lập, thẩm tra và phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật”, Chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực lập luận.

Chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực cũng cho rằng, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam không có giấy phép năng lực hoạt động xây dựng cấp I của Bộ Xây dựng.

Diễn biến mới vụ việc phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực gai đoạn 2 sẽ tiếp tục được cập nhật.

Bài liên quan