Phạm Công Danh không phải bồi thường đồng nào, thậm chí còn có dư tiền?

Thứ tư, 19/12/2018, 19:54 PM

Đó là khẳng định của LS Kiều Vũ Thụy Uyên khi phân tích các số liệu, các quyết định từ những phiên toàn xét xử bị cáo Phạm Công Danh.

phuc-tham-dai-an-pham-cong-danh-de-nghi-lam-ro-trach-nhiem-cho-vay-cua-bidv
Phạm Công Danh không phải bồi thường đồng nào, thậm chí còn có dư tiền? Ảnh minh họa

Hôm nay 19/12, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên đã gửi đơn kiến nghị tới TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh về các vấn đề trong vụ án Phạm Công Danh liên quan tới thân chủ của bà là ông Trần Quí Thanh và bà Trần Ngọc Bích. 

Trong đơn kiến nghị, LS Uyên cho biết mình đã trình bày các ý kiến bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích tại phiên tòa phúc thẩm. Tuy nhiên, để đề nghị Hội đồng xét xử xem xét vụ án một cách toàn diện, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, LS Uyên đã gửi Tòa bản tổng hợp, phân tích toàn diện về các số tiền phạm tội, thu hồi và bồi thường của toàn vụ án.

Theo LS Thụy Uyên, dẫn chứng từ hồ sơ vụ án, Tổng số tiền bị rút ra, chưa thu được của toàn bộ vụ án (giai đoạn 1 và giai đoạn 2) cho tất cả các hành vi của Phạm Công Danh là 17.864 tỷ đồng (1).

Tổng số tiền được thu hồi từ các doanh nghiệp, cá nhân khác ở giai đoạn 1 và bản án sơ thẩm của giai đoạn 2 là 14.386 tỷ đồng (2).

Tổng số tiền mà ông Phạm Công Danh phải bồi thường ở giai đoạn 1 và Bản án sơ thẩm giai đoạn 2 là (1)(2) = 5.606 tỷ đồng (3).

Cũng theo hồ sơ tại phiên tòa giai đoạn 2 đã nêu: Số nợ trước khi xảy ra vụ án của Phạm Công Danh là hơn 4.500 tỷ đồng (4), bao gồm số nợ này của Công ty Hải Tiến và chưa tính các khoản nợ khác. Toàn bộ số nợ này được bảo đảm bằng các tài sản hiện được thế chấp cho Ngân hàng Xây Dựng, đã bị kê biên trong vụ án. Toàn bộ số nợ này được trả bằng nguồn tiền rút ra trong vụ án.

Luật sư Uyên cho rằng, lẽ đương nhiên, bị cáo Phạm Công Danh phải chịu trách nhiệm về số nợ hơn 4.500 tỷ trước khi xảy ra vụ án, không liên quan đến vụ án. Như vậy, trong toàn bộ vụ án, Phạm Công Danh thực chất chỉ phải bồi thường là (3)(4) tức 5.606 – 4.500 = 1.106 tỷ đồng (5).

Trong khi đó, toàn bộ số tiền có địa chỉ, chưa thu hồi bao gồm: 2.600 tỷ đồng của BIDV, 36 tỷ đồng trả lãi 6 công ty con của Phạm Công Danh tại Sacombank, 154 tỷ đồng trả Công ty Hải Tiến (17,18 KLĐT giai đoạn 1). Nếu áp dụng đúng nguyên tắc như đã thu hồi các khoản tiền với ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích và thu toàn bộ số tiền này thì Phạm Công Danh không phải bồi thường đồng nào, thậm chí còn có dư tiền.

Trong đơn kiến nghị của mình, luật sư Thụy Uyên cũng chỉ ra, tổng số tiền Phạm Công Danh chi tiêu không rõ địa chỉ (không bao gồm các khoản trả nợ cũ, có xác định được địa chỉ nhưng chưa thu) là hơn 2.500 tỷ. Người đại diện của ông Trần Quí Thanh khẳng định “Đương nhiên Phạm Công Danh phải chịu trách nhiệm về số tiền chi không xác định được địa chỉ. Nhưng nếu so với số tiền 1.106 tỷ đồng mà Phạm Công Danh thực chất phải bồi thường trong vụ án này thì có gần 1.400 tỷ Phạm Công Danh chi tiêu không rõ địa chỉ mà không phải bồi thường”.

Từ các dẫn dắt trên, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên khẳng định: Nếu áp dụng nguyên tắc thu hồi tiền của tất cả các khoản như đã thu của ông Trần Quí Thanh, thì Phạm Công Danh không chỉ dư tiền, mà toàn bộ tài sản của Phạm Công Danh như sân vận động Chi Lăng sẽ được giải tỏa mà không cần phải trả nợ. Vì nợ đã được trả bằng tiền phạm tội.

Trong khi đó, không có bất cứ chứng cứ nào thể hiện Phạm Công Danh bỏ tiền riêng, tài sản riêng ra để cơ cấu Ngân hàng Đại Tín.

Các con số trên cho thấy việc thu hồi tiền từ những người khác, trong đó có ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích thực chất là thu hồi tiền để bù cả vào phần Phạm Công Danh trả nợ cá nhân trước đó, bù vào phần chi tiêu không rõ địa chỉ. Đây là điều cực kỳ bất hợp lý trong toàn bộ vụ án. Bất hợp lý này do xác định sai bản chất vụ án, do dùng tiền của người ngay tình để khắc phục thiệt hại không đúng bản chất vụ án.

LS Uyên cho rằng, trong khi những người ngay tình phải chịu trách nhiệm thay cho Phạm Công Danh, thì các cơ quan tố tụng lại không triệt để thu hồi tài sản của Phạm Công Danh: Một loạt các khoản nợ cũ, khoản vay tại các ngân hàng khác có thế chấp tài sản, nhưng không xem xét giá trị tài sản, không xem xét số tiền vay dùng làm gì, nếu dùng tài sản để trả nợ vay thì số tiền vay ra vẫn là tài sản của Phạm Công Danh, hiện đang ở đâu. Thậm chí, Công ty Việt Trung của Phạm Công Danh còn được trả lại nhiều tài sản trong giai đoạn 1 của vụ án. Chính vì những lý lẽ đó, bà Uyên đã gửi đơn kiến nghị mong HĐXX xem xét các vấn đề này.

Phiên tòa phúc thẩm đại án Phạm Công Danh cùng đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đã được mở vào ngày 12/12. Trong 6 ngày làm việc, HĐXX đã xét hỏi, tranh luận, các luật sư và các bị cáo cũng tự bào chữa cho mình về các vấn đề liên quan đến các nội dung kháng cáo hình sự và các nội dung kháng cáo dân sự. 

Chiều qua 18/12, phiên tòa đã tạm nghỉ sau khi kết thúc phần tranh luận.Theo lịch làm việc, HĐXX sẽ có 1 tuần nghị án trước khi tuyên án vào ngày 25/12 tới.

 

Phúc thẩm đại án Phạm Công Danh: Đề nghị làm rõ trách nhiệm cho vay của BIDV; không thu hồi số tiền 4.500 tỉ đồng

Ngày 17/12, TAND cấp cao tại TPHCM tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Công Danh cùng đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

 

Xét xử đại án VNCB 6/8: Phạm Công Danh chịu tổng án là 30 năm tù, trả tự do tại Tòa cho 20 bị cáo hưởng án treo

Hôm nay phiên tòa xét xử đại án VNCB sẽ tuyên án đối với bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng các đồng phạm.

 

Em trai Phạm Công Danh bất ngờ thoát trách nhiệm hình sự

Công an xác định có cơ sở đánh giá hành vi của ông Phạm Công Trung là đồng phạm, giúp sức cho ông Phạm Công Danh trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam (VNCB) nhưng