Phát hiện mới: Virus SARS-CoV-2 có thể 'sống' trên vải, quần áo đến 3 ngày

Thứ năm, 25/02/2021, 18:46 PM

Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.

Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.

Một nghiên cứu mới tiết lộ rằng virus gây ra bệnh Covid-19 có thể tồn tại trên vải, chẳng hạn như quần áo hoặc vải bọc, đến 3 ngày.

Trên các mẫu vải cotton, virus SARS-CoV-2 tồn tại một ngày, trong khi trên poly-cotton là 6 giờ. Giữa các chất liệu vải polyester, hỗn hợp poly-cotton và vải 100% cotton, polyester gây rủi ro lớn nhất, ngay cả sau 72 giờ vẫn có khả năng lây truyền virus.

TS Katie Laird, một nhà vi sinh vật học và là tác giả của nghiên cứu, cho biết, phát hiện đột phá này có thể là lời cảnh báo đặc biệt nguy hiểm đối với quần áo của nhân viên y tế mặc trên người trong mùa dịch Covid-19 còn nhiều phức tạp.

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên vải polyester tới 3 ngày và 24 giờ trên vải 100% cotton.

Nếu không được giặt thường xuyên, các loại vải có thể giúp truyền virus từ người này sang người khác, dẫn đến tình trạng lây nhiễm rất khó kiểm soát.

TS Laird, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm hàng đầu tại Đại học De Montfort ở Leicester, Vương quốc Anh cho biết: "Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện, có rất ít nghiên cứu cho thấy việc virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên vải sợi trong bao lâu".

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy ba loại vải dệt phổ biến nhất được sử dụng trong ngành y tế có nguy cơ lây truyền virus. Nếu y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe mang đồng phục của họ về nhà, họ có thể để lại dấu vết của virus trên các bề mặt khác", chuyên gia chia sẻ.

Về khả năng khử trùng, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng xà phòng và nước nóng (ít nhất ở 67 độ C) là cần thiết để làm sạch hiệu quả vải 100% cotton, thường được sử dụng cho đồng phục của nhân viên y tế.

Trước đó các chuyên gia y tế cho biết hầu hết các chất tẩy rửa gia dụng đều có thể diệt virus khi giặt. Tuy nhiên, dù chưa có bằng chứng nhưng giày dép vẫn tiềm ẩn nguy cơ.

"Nếu bạn ra ngoài đi vào chỗ đông người, có khả năng bạn sẽ tiếp xúc với nguồn lây COVID-19. Tuy nhiên theo nghiên cứu của chúng tôi, giày hay quần áo là một nguồn lây truyền không đáng kể" - Bác sĩ Vincent Hsu - bác sĩ nội khoa được chứng nhận bởi hội đồng quản trị các bệnh truyền nhiễm và y tế dự phòng tại AdventHealth ở Orlando, nói với Healthline.

Theo bác sĩ Hsu, không có trường hợp nào được ghi nhận về việc lây truyền SARS-CoV-2 thông qua quần áo và giày dép đến thời điểm này.

COVID-19 lây lan qua các giọt hô hấp. Ho và hắt hơi là nguồn lây truyền trực tiếp phổ biến. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 có khả năng sống sót trên các bề mặt khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau.

"Độ ẩm cũng đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường sống của virus. Trong khi kim loại và nhựa có thể là nơi trú ẩn cho virus trong tối đa 2 đến 3 ngày thì quần áo không được coi là chất liệu có lợi cho sự tồn tại của nó." - Tiến sĩ Kathleen Jordan - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Phó chủ tịch của Common Sprite Health, nói với Healthline .

Khi nào nên đề phòng với quần áo?

Nếu bạn chăm sóc hoặc thường xuyên ở gần một người mắc bệnh COVID-19, thì việc giặt giũ thường xuyên là một phần thiết yếu của vệ sinh phòng ngừa. Điều này đặc biệt quan trọng với các cá nhân có nguy cơ cao như nhân viên y tế.

Nói chung, tập trung vào các vệ sinh khác như giữ tay sạch và không chạm vào mặt bạn quan trọng hơn giặt quần áo.

Khi giặt đồ tại nhà, việc diệt virus không cần phải tốn quá nhiều công sức bởi hầu hết các chất tẩy rửa gia dụng có thể diệt virus.