Phú Thọ: Doanh nghiệp khai thác cát trái phép, 'đẩy' dân vào đường cùng

Thứ tư, 18/03/2020, 15:30 PM

Người dân xã Bình Phú, xã An Đạo (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) phản ánh nhiều công ty thác cát ngoài phạm vi cấp phép khiến hàng trăm ha đất nông nghiệp chuyên canh hoa màu của người dân bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Sạt lở đất nông nghiệp do khai thác cát sai quy định

Sạt lở đất nông nghiệp do khai thác cát sai quy định

Hậu quả của Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn khai để lại

Vừa qua, Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nhận được được phản ánh của người dân xã Bình Phú và xã An Đạo (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) về việc khai thác cát quá mức của nhiều tàu quốc tại lưu vực sông Lô khiến hàng chục nghìn m2 đất nông nghiệp bi sạt lở, sói mòn nhưng chính quyền không xử lý.

Đê có thông tin khách quan về vụ việc, phóng viên đã xuống ghi nhận thực tế. Đi dọc tuyến sông Lô đoạn qua xã Bình Phú và xã An Đạo (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) hàng nghìn m2 đất canh tác đã bị sạt lở, nhiều bờ đất, bãi bồi bị nước sông Lô ăn sâu bờ đất hàng chục mét, tiến sát vùng trồng ngô, hoa màu... chạy dài hàng trăm mét và không kiểm soát được.

Tại thời điểm phóng viên ghi nhận, hàng trăm tàu quốc, tàu hút xả cát lên thùng, lên boong tàu vận chuyển, biến dòng sông Lô thành phiên chợ cát nhộn dịp với tiếng máy inh ỏi chấn động cả vùng.

Cô P.T.L (xin dấu tên) cho biết: “Tại Khu 3 Tử Đà, mỗi ngày, hàng trăm tàu hút cát, tàu vận chuyển của Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn E&C (Công ty Thái Sơn E&C) khai thác liên tục, việc vận chuyển tấp nập như đi chợ.  Đêm đến, tàu hút cát về cũng đông, ánh đèn lấp lánh như hội chợ, tiếng máy nổ rít lên trong đêm khiến người dân mất ngủ liên tục, đất canh tác hai bên bờ sông Lô nhiều năm nay sạt lở nghiêm trọng, biến đất nông nghiệp của người dân hai xã Bình Phú và An Đạo thành bữa ăn ngon cho ruột sông Lô”.

“Việc khai thác diễn ra từ lâu nhưng người dân không thấy cơ quan chức năng vào thanh kiểm tra và xử lý dứt điểm những kiến nghị, mặc dù trước đó đã ý kiến lên tất cả các cơ quan chức năng, đặc biệt là UBND tỉnh Phú Thọ” – cô L cho biết thêm.

Cùng quan điểm, chú N.V.A (xin dấu tên) cho biết: “ Năm 2019, UBND tỉnh Phú Thọ cũng ra thông báo tạm dừng hoạt động, tước quyền khai thác khoáng sản vì khai thác ‘lậu’, vượt quá ranh giới cho phép. Công ty Thái Sơn E&C mới khai thác lại thời gian gần đây, hiện tượng sạt lở tiếp tục tái diến, vì vậy, người dân mong muốn UBDN tỉnh Phú Thọ chấm dứt giấy phép khai thác cát của công ty để người dân yên tâm canh tác nông nghiệp”.

Người dân kiến nghị Công ty Thái Sơn E&C khai thác cát khiến đất canh tác thâm canh hoa màu sạt lở, gây hậu quả nghiêm trọng, chính quyền địa phương ở đâu? Cơ quan nhà nước phục vụ dân hay bao che sai phạm cho doanh nghiệp hưởng lợi?

Theo thông tin phóng viên có được, năm 2017, UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác khoáng sản số 29/GP-UBND cho Công ty Thái Sơn E&C với diện tích 27,54 ha trên sông Lô thuộc xã Tử Đà, tháng 10/2020 là hết hạn.

Khai thác được thời gian ngắn, năm 2019, Công ty Thái Sơn E&C bị phạt 100 triệu đồng và tước quyền khai thác khoáng sản 4 tháng với nội dung: “Nguyên nhân là do Công ty Thái Sơn E&C, chi nhánh tại Phú Thọ đã khai thác cát sỏi vượt quá phạm vi ranh giới, độ sâu được phép khai thác theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 36, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 3-4-2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và khoáng sản”.

Không chỉ có một doanh nghiệp gây hậu quảPhóng viên đem khúc mắc của người dân trao đổi với ông Hoàng Mạnh Hồng, Chủ tịch UBND xã An Đạo và nhận được câu trả lời: “Trên sông Lô đoạn chảy qua địa bàn xã có Cty TNHH Gia Thịnh (Công ty Gia Thịnh) được UBDN tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản (cát). Ngay từ ngày đầu tỉnh cấp phép cho cong ty  khai thác cát thì tôi và toàn bộ người dân địa phương phản đối, thế nhưng, vì tỉnh cấp phép nên đành chịu”.

“Tuyến đê Tây Sơn vỡ ra thì xã An Đạo và nửa tỉnh Phú Thọ bị ảnh hưởng. Trước khi cấp phép quan điểm của chúng tôi là không đồng ý nhưng tỉnh cấp phép nên chúng tôi phải chấp hành thôi…nguyện vọng bây giờ của xã và toàn bộ người dân là dừng khai thác cát với Công ty Gia Thịnh để dân đỡ khổ, xã đỡ đau đầu” – ông Hồng chia sẻ.

Vậy là, chính quyền địa phương không chấp thuận cấp phép khai thác khoáng sản (cát) trên tuyến sông Lô, tại sao UBND tỉnh vẫn chấp thuận? UBND tỉnh có tham vấn cộng đồng? Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường được thẩm định ra sao? Phương án khắc phục hậu quả nhơ thế nào?...

Khi PV đặt câu hỏi Công ty Gia Thịnh được cấp phép khi nào, đăng ký bao nhiêu số lượng tàu quốc tại khu mỏ?

Ông Hồng chia sẻ: “Tôi không nắm được cụ thể nhưng khẳng định khai thác độ sâu là quá vị trí cho phép, còn việc khai thác gây sạt lở khu 8 chúng tôi đã có báo cáo huyện rồi”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Gia Thịnh đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép khai thác khoáng sản từ ngày 22/01/2019 tại giấy phếp số 07/GP-UBND. Theo đó, Công ty Gia Thịnh được khai thác cát tại mỏ cát sông Lô, xã An Đạo và Bình Bộ, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với nội dung cụ thể như sau: Vị trí khu vực khai thác: Mỏ cát sông Lô thuộc xã An Đạo, Bình Bộ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, cùng diện tích khai thác là 18,84 ha, loại khoáng sản được phép khai thác là cát xây dựng, độ sâu được phép khai thác thấp nhất là +2.0 m, sản lượng khai thác hàng năm 28.000 m3 với thời hạn khai thác là 3 năm kể từ ngày ký giấy phép khai thác.

Được biết, tại văn bản số 26/SXD - VLXD về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công công trình khai thác mỏ cát, sỏi lòng sông Lô của cty Gia Thịnh ngày 20/2/2019 của sở Xây Dựng tỉnh Phú Thọ nêu rõ: Chế độ làm việc của mỏ quy định số ngày làm việc của một năm là 250 ngày, số ca làm việc trọng 1 ngày là 1 ca, số giờ làm việc trong 1 ca là 8 tiếng.

Căn cứ vào những quy định nêu trên yêu cầu Công ty Gia Thịnh bố trí tàu, loại tàu khai thác đảm bảo an toàn và không được vượt công suất khai thác của mỏ hàng năm như sau; Tàu quốc khai thác số lượng 02 chiếc, dự phòng 1 chiếc, cầu gầu dây số lượng 02 chiếc dự phòng 1 chiếc, 03 chiếc xà lan vận chuyển 200 tấn, sử dụng sà lan vận chuyển cát, sỏi nguyên khai từ khai trường về bãi tập kết tại khu 10 xã Trị Quận huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên vào hồi 17h 15 phút ngày 16/03/ 2020, tại vị trí khai thác của Công ty Gia thịnh lên tới cả trăm phương tiện liên tục khai thác cát, sỏi, thời gian khai thác vượt quá thời gian cho phép khai thác cát tràn lan, không đúng như giấy phép mà UBND tỉnh Phú Thọ đã cấp trước đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Trước đó, phóng viên đã gặp một số đơn vị hoạt động về khai thác cát tại miền Bắc thì được biết, trung bình mỗi tiếng đồng hồ thì một chiếc tàu quốc có thể khai thác được cao nhất là 120 m3. Nếu tàu đó hoạt động cả ngày khoảng 10 tiếng thì công suất tối đa có thể khai thác được khoảng 1200 m3 cát mỗi ngày, chưa kể các loại tàu khác có công suất lớn hơn.

Trong giấy phép, Công ty Gia Thịnh được khai thác 28.000m3 cát/1 năm, thế nhưng, với kiểu khai thác “tận hủy” môi trường khoáng sản của Công ty Gia Thịnh thì chỉ mất 10 ngày khối lượng khai thác đã hết. Vậy, sở TNMT, UBND tỉnh kiểm soát việc khai thác của những công ty này như thế nào? Chúng tôi rất muốn câu trả lời chính đáng.

0

Bài liên quan