Rối loạn dạ dày, bé gái 7 tuổi chỉ nặng 10kg

Thứ bảy, 22/06/2019, 18:16 PM

Tại Việt Nam có tới 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày, 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Đặc biệt, ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa, đa phần dưới 40 tuổi chiếm tỉ lệ khoảng 20-25%.

roi-loan-da-day-be-gai-7-tuoi-chi-10kg
Bệnh nhi 7 tuổi chỉ nặng 10 kg được mẹ bế đi khám tại Bệnh viện Việt Đức.

Suy dinh dưỡng do chủ quan trước triệu chứng rối loạn dạ dày 

Các chuyên gia tiêu hoá Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khuyến cáo: bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày thực quản… là những bệnh lý thường gặp nhưng dễ bỏ sót với các triệu chứng không điển hình như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau bụng, đau tức ngực, khó nuốt, ho kéo dài…

Các triệu chứng này rất dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét, thủng bao tử hoặc ung thư, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Trong buổi khám, tư vấn miễn phí bệnh dạ dày, thực quản các bác sĩ đã Bệnh viện Việt Đức đã thăm khám cho khoảng 100 bệnh nhân, trong đó có trường hợp bệnh nhi 7 tuổi (tại Vĩnh Phúc) nhưng chỉ đạt cân nặng của trẻ 2,5 tuổi khiến gia đình không khỏi lo lắng.

Theo TS, BS Dương Trọng Hiền, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phân tích về việc chứng dối loạn tiêu hoá: "Việc dối loạn tiêu hoá liên quan nhiều trong sinh hoạt, chính vì thế nên nếu chúng ta không quan trọng việc điều trị, đối với người lớn thì có thể tự khỏi, còn trẻ em thì khác do cơ thể đang phát triển bị dối loạn về tiêu hoá thì trẻ em đang hoàn thiện, dối loạn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển gây suy dinh dưỡng, còi xương".

Biểu hiện thường gặp là trẻ tiêu chảy nhiều lần, phân kèm theo nhầy, trường hợp nặng có thể đau bụng, sốt, phân lẫn máu.

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá tức là đã mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên. Lúc này, việc bổ sung các lợi khuẩn (probiotic) hay men vi sinh là biện pháp tối ưu giúp cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa vi khuẩn có hại, giúp trẻ tiêu hóa khoẻ và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Khoa học hiện đại đã phát hiện lợi khuẩn dạng bào tử là những vi khuẩn trong giai đoạn bào tử, đang biến đổi để thích nghi và sống sót qua điều kiện bất lợi. Cấu trúc nhiều lớp của bào tử được ví như “chiếc áo giáp” của các chiến binh không chỉ bảo vệ phần lõi mà còn hỗ trợ cho nhau để bảo vệ bào tử khỏi tia cực tím UV, tác dụng của nhiệt độ cao (có thể chịu được nhiệt độ lên đến 80 - 85 độ C ở hầu hết các loài), các dung môi hữu cơ, các enzyme.

Ngoài ra, bào tử lợi khuẩn này có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin…, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hoá khi đang sử dụng kháng sinh.

Căng thẳng trong công việc dẫn đến đau dạ dày

roi-loan-da-day-be-gai-7-tuoi-chi-10kg
Bệnh dạ dày đang có tình trạng trẻ hoá.

Dạ dày có hệ thống thần kinh là thần kinh thực vật và thần kinh động vật. Bình thường, thần kinh thực vật tự hoạt động nhưng khi hệ thống thần kinh động vật hoạt động quá mức hoặc hoạt động tinh thần quá tải, sẽ sinh ra lo lắng, stress, mất ngủ… Lúc này, thần kinh thực vật bị kích thích, sẽ tăng cường hoạt động làm tiết nhiều dịch vị. Dịch vị tiết nhiều lúc dạ dày rỗng sẽ tăng nguy cơ viêm loét và trào ngược dạ dày.

Không những thế viêm loét được các chuyên gia chia thành 2 loại cấp tính và mãn tính, việc cấp tính do bị tổn thương khi dùng những loại thuốc ảnh hưởng gây viên cấp tính, khi chúng ta không tiếp xúc với loại thuốc đó nữa sẽ không gây tái phát.

Việc viên loét mãn tính, sử dụng rượu kéo dài, thức ăn lên men (dưa muối, cà muối...) tích luỹ dài gây tổn thương mãn tính, sẽ gây bất thường trong miên mạc thậm chí có những tổn thương tiền ung thư.

Viêm loét dạ dày mãn tính gây ra nguy cơ ung thư cao, có thể 6 tháng- 1 năm phải kiểm tra, bản thân ung thư xuất hiển ở từng tế bào, việc tổn thương nhân lên rất khó phát hiện, tổn thương có thể vài tháng mới to bằng hạt đỗ, nhưng vài tháng có thể to bằng quả táo nhưng do phát triển theo cấp số nhân nên có thể thời gian ngắn sau tổn thương to bằng quả cam. Chính vì thể người có nguy cơ cao cần phải tầm soát nhiều hơn, bác sĩ Hiền cho hay.

Vi khuẩn HP nguyên nhân dẫn tới viêm dạ dày, ung thư

Vi khuẩn HP tồn tại rất lâu với loài người, những năm gần đây y học cho thấy gây viêm dạ dày nguyên nhân từ vi khuẩn này nhiều hơn, chính vì thế việc viêm dạ dày từ vi khuẩn HP, thì phải điều trị tiệt căn vi khuẩn HP, chính việc này dẫn tới tỷ lệ ung thư đang giảm dần.

roi-loan-da-day-be-gai-7-tuoi-chi-10kg
Bệnh nhân đi khám khi có những biểu diễn rõ rệt của đau dạ dày.

Việc nhiễm vi khuẩn HP qua đường ăn uống khá nhanh qua đường ăn uống, chúng ta dùng kháng sinh để tiêu diệt thì vi khuẩn HP sinh ra những loại kháng với kháng sinh của vi khuẩn này.

TS, BS Dương Trọng Hiền, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa phân tích: "Vi khuẩn HP rất dễ lây qua đường ăn uống, dễ bị lây cho cả nhà, một số thành viên trong gia đình nhiễm phải gây viêm loét dạ dày, nhưng những người chưa có triệu chứng thì không cần phải tiệt căn".

Cơ thể con người có tới 3-4kg vi khuẩn từ tế bào đến da, con người sinh ra đã sống chung với vi khuẩn, vì thế nếu con người khoẻ mạnh, có lối sống lành mạnh thì có thể hoàn toàn sinh sống với vi khuẩn.

 

Chủ quan với triệu chứng ợ chua, người đàn ông đến viện mới biết bị ung thư dạ dày

Người đàn ông 88 tuổi 40 năm về trước đã phải cắt ¾ dạ dày, gần đây bệnh nhân lại phát hiện bị ung thư dạ dày, giai đoạn tiến triển.

 

Người phụ nữ hình thành khối bã lớn trong dạ dày do thói quen ăn canh nghệ mỗi ngày

Người phụ nữ sau thời gian dài dùng bột nghệ nấu canh đã phải nhập viên do khối bã thức ăn hình thành trong dạ dày.

 

Dùng bàn chải đánh răng lấy xương cá rồi nuốt cả vào dạ dày

Khi một người phụ nữ cố dùng bàn chải đánh răng lấy xương cá ra khỏi họng thì bất ngờ nuốt luôn bàn chải vào bụng, rất may mắn được cấp cứu kịp thời.