Sau bà Nguyễn Thị Phương Thảo, nữ doanh nhân Việt nào sẽ vào top ‘quyền lực nhất thế giới’?

Chủ nhật, 15/12/2019, 06:24 AM

Với sự lớn mạnh vươn mình của doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ có thêm nữ doanh nhân Việt nối tiếp bà Nguyễn Thị Phương Thảo vào top “quyền lực nhất thế giới”?

sau-ba-nguyen-thi-phuong-thao-nu-doanh-nhan-viet-nao-se-vao-top-quyen-luc-nhat-the-gioi
2,7 tỷ USD trong tay, bà Nguyễn Thị Phương Thảo vào top “quyền lực nhất thế giới”

Thống kê của Forbes cho thấy, tại thời điểm ngày 13/12/2019, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đạt 2,7 tỷ USD. Bà cũng là nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD của Forbes.

“Cú hattrick” của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2019. Việt Nam góp mặt duy nhất một cái tên là tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air.

Theo bảng xếp hạng của Forbes, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đứng thứ 52 trong danh sách những người phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2019. Theo Forbes, bà Nguyễn Phương Thảo đang sở hữu khối tài sản 2,7 tỷ USD.

Trong số 100 phụ nữ có trong danh sách, chỉ 13 người là tỷ phú với tổng giá trị tài sản 86,7 tỷ USD.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970, hiện được biết đến nhiều nhất với vai trò Tổng giám đốc Vietjet Air. Ngoài ra, bà Thảo còn giữ vị trí Phó chủ tịch HD Bank và Chủ tịch Sovico Holdings.

Có thể nói với bản lĩnh và sự khác biệt doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo đã đưa Vietjet trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 ở Việt Nam và giúp hàng triệu người có cơ hội đi máy bay.

sau-ba-nguyen-thi-phuong-thao-nu-doanh-nhan-viet-nao-se-vao-top-quyen-luc-nhat-the-gioi
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đứng thứ 52 trong danh sách những người phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2019.

Trước năm 1991, khi hàng không Việt Nam chỉ có duy nhất Vietnam Airlines (VNA) cung cấp một loại sản phẩm, dịch vụ mà hầu như là không thể có sản phẩm, dịch vụ cái nào tốt hơn để thay thế cho nó.

Do vậy khách hàng muốn đi lại bằng hàng không thì chẳng còn cách nào khác là phải lựa chọn VNA.

Từ năm 1991, Pacific Airline tham gia thị trường, hãng này ban đầu tuy mang tiếng là tư nhân nhưng hoàn toàn do nhà nước quản lý, thậm chí năm 1995, Vietnam Airlines nhảy vào làm một trong những cổ đông lớn của Pacific Airline.

Đến năm 2005, chính phủ đã ký Quyết định số 64/2005/QĐ-TTg chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của VNA cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thuộc Bộ Tài Chính thay mặt Nhà nước quản lý, cho nên thị trường hàng không Việt Nam gần như không có gì thay đổi, sự có mặt của Pacific Airline dường như chỉ là cái tiếng làm phong phú thêm cho ngành hàng không chứ không phá vỡ được thế độc quyền hoàn toàn của Vietnam Airlines.

Năm 2008, hãng Quantas nhảy vào mua 30% cổ phần Pacific Airline để trở thành cổ đông chiến lược, lúc này đổi tên thành Jetstar Pacific Airline cũng như doanh nhân Hà Dũng xuất hiện với Air Speed Up (sau đổi tên thành Indochina Airline).

sau-ba-nguyen-thi-phuong-thao-nu-doanh-nhan-viet-nao-se-vao-top-quyen-luc-nhat-the-gioi
 Bà Nguyễn Thị Phương Thảo với bản lĩnh khác biệt đã đưa Vietjet trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 ở Việt Nam và giúp hàng triệu người có cơ hội đi máy bay.

Lúc này, ai cũng hy vọng Jetstar Pacific sẽ phá được thế độc quyền hoàn toàn của Vietnam Airlines với chiêu thức cạnh tranh giành thị phần nội địa đơn giản là vé giá rẻ.

Thế nhưng thực tế đã cho thấy, với ưu thế tuyệt đối về tiềm lực tài chính, số lượng đường bay đang khai thác, tần suất chuyến bay, chất lượng máy bay và dịch vụ cung cấp, cuộc chiến giành thị phần nội địa đã nghiêng hẳn về phía VNA.

Năm 2011, VietJet Air được thành lập trên phương châm “mang lại cơ hội đi lại bằng máy bay cho tất cả mọi người”. Ngay thời điểm mới xuất hiện, nhiều người đã lo lắng Vietjet Air sẽ đi vào vết xe đổ của Indochina Airlines hay AirMekong, tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại.

Thành công lớn nhất Vietjet có lẽ mô hình quản lý chi phí vận hành khai thác sao cho tối ưu, trong đó gồm chi phí tàu bay, dịch vụ mặt đất, kỹ thuật, và chi phí về nhân lực được Vietjet vạch ra.

Như lời nhận định của cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa: “Không phải ai khác mà chính Vietjet đã làm thay đổi diện mạo của ngành hàng không Việt Nam, đưa lĩnh vực vận tải này trở nên đơn giản với mọi người dân Việt Nam”.

Sự tham gia của Vietjet vào cuối năm 2012 đã phá vỡ sự độc quyền trong kinh doanh hàng không, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, cũng như giúp cho 30% hành khách lần đầu tiên được sử dụng dịch vụ hàng không, trong đó có nhiều người chưa bao giờ mơ ước được đi máy bay.

BOX1: Năm 2017, bà Thảo lần đầu tiên lọt top tỷ phú USD của Forbes và cũng là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Cũng trong năm 2017, bà Nguyễn Thị Phương Thảo lọt danh sách 100 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới và trụ lại cho đến nay (2019).

Nữ doanh nhân Việt nào sẽ tiếp nối?

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo được xem là đại diện cho thành công của thế hệ nữ doanh nhân thứ hai của Việt Nam sau thế hệ kỳ cựu như Mai Kiều Liên, Nguyễn Thị Nga…

Như dòng chảy của thời gian, các thế hệ nữ doanh nhân kế cận được xem thế hệ thứ ba của Việt Nam đã xuất hiện với những thành công bước đầu.

Người chúng tôi muốn nhắc đến chính là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát – Doanh nhân Trần Uyên Phương (SN 1981). Trong suốt hai năm qua, cô con gái đầu của nhà sáng lập Tân Hiệp Phát – Tiến sĩ Trần Quí Thanh được truyền thông nhắc đến khi là người Việt Nam đầu tiên được ForbesBooks xuất bản sách.

sau-ba-nguyen-thi-phuong-thao-nu-doanh-nhan-viet-nao-se-vao-top-quyen-luc-nhat-the-gioi
Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Cuốn sách ''Competing with Giants'' (Vượt lên người khổng lồ) của nữ doanh nhân Trần Uyên Phương được cô thực hiện bằng hai chữ “tình yêu với gia đình họ Trần, và lớn hơn là tình yêu với Number One''. Thông điệp xiên suốt của của cuốn sách là tinh thần "không gì là không thể" của Tiến sĩ Trần Quí Thanh đã xây dựng một doanh nghiệp từ con số 0, dấn thân vào ngành nước giải khát khi thị trường lúc đó đang được chiếm giữ bởi các ông lớn, trở thành hiện tượng và sẵn sàng đương đầu với những người khổng lồ.

Nhìn từ bên ngoài, có người sẽ nói Trần Uyên Phương sinh ra đã là vạch đích, sẽ chẳng phải làm gì vì mọi thứ đã có sẵn. Tuy nhiên, với cách giáo dục đặc biệt của Tiến sĩ Trần Quí Thanh doanh nhân Uyên Phương hiểu được trách nhiệm lớn của mình đối với gia đình, với xã hội hơn các bạn cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ, bà đã phải học cách tự lập, kỷ luật bên cạnh việc trau dồi tri thức. Ý thức được trách nhiệm của mình, bà đã không ngừng học tập, làm việc và cống hiến.

19 tuổi, Uyên Phương bắt đầu theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Singapore. Tốt nghiệp năm 22 tuổi, cô về đầu quân cho tập đoàn của gia đình với vị trí thư kí cho giám đốc marketing.

Một năm sau, Uyên Phương trở thành Giám đốc Dự án ERP (enterprise resource planning), đưa THP từ việc vận hành và kiểm soát bằng giấy, thay đổi toàn bộ quy trình và đưa hệ thống kiểm soát, quản lý bằng phần mềm, tích hợp từ tài chính, kho, mua hàng, kế hoạch và sản xuất.

sau-ba-nguyen-thi-phuong-thao-nu-doanh-nhan-viet-nao-se-vao-top-quyen-luc-nhat-the-gioi
Doanh nhân Trần Uyên Phương là người Việt Nam đầu tiên được ForbesBooks xuất bản sách.

Dự án triển hoàn tất triển khai 2005. Sau đó tham gia vào các hoạt động marketing và dịch vụ cho marketing của công ty.

Từ năm ‎2006-2008, Uyên Phương giữ vai trò chủ lực trong hoạt động truyền thông cho các nhãn hàng của Tân Hiệp Phát. Sau đó, Uyên Phương kiêm nhiệm vị trí CEO công ty Bao bì xanh Thái Bình Dương. Năm ‎2009-2010, giữ vị trí giám đốc marketing và hiện nay bà là Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Năm 2011, Trần Uyên Phương vinh dự được Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Sudan tại Việt Nam giới thiệu với cương vị Lãnh Sự Danh dự nước Cộng hòa Sudan tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Bà Thái Hương nhận giải thưởng Nữ doanh nhân quyền lực ASEAN tại Diễn đàn Tri thức Thế giới 2019

Ngày 26/09/2019, tại Diễn đàn Tri thức Thế giới – World Knowledge Forum 2019 diễn ra ở Seoul (Hàn Quốc), bà Thái Hương - Nhà Sáng lập Tập đoàn TH, Tổng Giám đốc Ngân hàng Bắc Á đã được tôn vinh với Giải thưởng Nữ doanh nhân Quyền lực, trao tặng riêng cho doanh nhân đạt nhiều thành tích trong kinh doanh và là hình mẫu để truyền cảm hứng và động lực tới thế hệ phụ nữ trẻ trong cộng đồng ASEAN. Trong sự kiện này, bà Thái Hương cũng là diễn giả chính với những phát biểu được đánh giá rất cao.

 

Trần Uyên Phương truyền cảm hứng ở talkshow về nữ doanh nhân

"Tôi vẫn chia sẻ với các bạn nữ và nữ nhân viên của mình. Chúng ta không cần phải trở nên giống nam giới. Hãy để cho nam giới thể hiện điểm mạnh của họ." - Phó TGĐ Tân Hiệp Phát Trần Uyên Phương.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/sau-ba-nguyen-thi-phuong-thao-nu-doanh-nhan-viet-nao-se-vao-top-quyen-luc-nhat-the-gioi-145827.html