Sau biển quảng cáo, Hà Nội muốn khoác ‘đồng phục’ cho xe taxi

Thứ sáu, 23/11/2018, 11:58 AM

Việc Hà Nội "khoác đồng phục" cho các hãng taxi sẽ gây lãng phí, ảnh hưởng việc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.

sau-bien-quang-cao-ha-noi-muon-khoac-dong-phuc-cho-xe-taxi
Sau biển quảng cáo, Hà Nội muốn khoác ‘đồng phục’ cho xe taxi. Ảnh minh họa

Sở Giao thông Vận tải (GTVT Hà Nội) đang xây dựng Dự thảo Quy chế Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn TP Hà Nội; lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan.

Trong dự thảo này, dự kiến sẽ có thêm nhiều quy định chặt chẽ hơn cho hoạt động khai thác vận tải bằng taxi. Theo đó, Hà Nội đề xuất quy định niên hạn sử dụng của xe taxi theo quy định của Chính phủ.

Theo dự thảo, từ năm 2019 đến năm 2025 xe taxi thay mới, tăng thêm sẽ áp dụng màu sơn chung; từ năm 2026, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội.

Đặc biệt Hà Nội dự định sẽ quy định mầu sắc taxi.

Cụ thể từ năm 2019 - 2025 sẽ thống nhất 3 màu sơn cho xe taxi gồm: xanh, ghi bạc, trắng. Hiệp hội Taxi Hà Nội được giao nhiệm vụ liên hệ với Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ để đăng ký màu sơn chung cho taxi Hà Nội.

Trước việc đề xuất thống nhất mầu sơn cho taxi, không ít chuyên gia lo lắng việc tăng thêm chi phí doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, đề án nhằm giúp quản lý taxi tốt hơn hướng đến đưa Hà Nội trở thành thành phố hiện đại, xanh, sạch đẹp.

“Tuy nhiên có hai vấn đề tôi băn khoăn thứ nhất mầu sơn; thứ hai phân vùng đón trả khách” – ông Liên cho biết.

Theo ông Bùi Danh Liên vấn đề quy định chung một mầu sơn không quan trọng bằng tăng chất lượng dịch vụ. Hơn nữa việc thay đổi mầu sơn tăng chi phí doanh nghiệp.

Mặt khác, việc phân vùng quản lý taxi theo ông Liên không phù hợp với hoạt động taxi bởi bản thân hoạt động vận tải taxi là sự liên thông giữa các vùng miền. Sự phân vùng quản lý, cấm taxi vùng nọ đón khách ở vùng kia sẽ không thỏa mãn được lợi ích của các hãng taxi, ảnh hưởng quyền lợi người sử dụng dịch vụ.

Việc taxi sử dụng một mầu sơn có thể hiểu nhằm giúp doanh người dân nhận biết xe taxi đồng thời cũng dễ cho công tác quản lý, tránh việc taxi dù.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là việc chung mầu sơn có nghĩa hạn chế việc nhận diện thương hiệu. Chẳng hạn taxi Mai Linh khách hàng dễ nhận ra với mầu xanh đặc trưng. Tuy nhiên nếu chung mầu sơn rõ ràng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp gắn bó lâu này bị đổi đưa về chung một loại.

Việc “khoác đồng phục” cho taxi giống việc Hà Nội xây dựng chuẩn biển quảng cáo kiểu mẫu trên đường Lê Trọng Tấn. Ngoài việc đẹp về kích cỡ tiêu chuẩn biển quảng cáo chung một mẫu gần như gây khó khăn cho khách hàng, đối tác trong việc tìm địa chỉ thông qua biển quảng cáo trên tuyến phố này.

Tương tự với xe taxi, mầu sơn cũng là bộ nhận diện thương hiệu. Mầu sơn thể hiện yếu tố: đặc trưng của một thương hiệu, sự sáng tạo của một thương hiệu và sự khác biệt của một thương hiệu. Vì vậy, với một thương hiệu nói riêng và doanh nghiệp nói chung không thể chấp nhận được việc đồng bộ mầu xe taxi.

Việc thay “đồng phục” taxi được cho sẽ ảnh hưởng đến những thương hiệu lớn, ví dụ nếu đồng phục taxi mầu trắng doanh nghiệp Mai Linh với mầu xanh sẽ mất bộ nhận diện.

Suy cho cùng việc đăng ký mầu sơn chung cho taxi chỉ giúp đẹp mắt, nhà quản lý thấy đẹp nhưng doanh nghiệp chịu thiệt vì hy sinh bộ nhận diện thương hiệu – Tài sản vô hình nhưng vô cùng lớn và quan trọng.

 

Các yếu tố tác động đến phân khúc nhà ở cao cấp

Nhà ở thuộc phân khúc cao cấp gần khu vực lõi các thành phố lớn hoặc các đô thị cổ luôn được nhà đầu tư “săn đón”, người có nhu cầu mua nhà ở thực cũng luôn có xu hướng sở hữu sớm. Vậy những yếu tố nào đã và sẽ tác động lớn tới phân khúc này?

 

Ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Gửi tiền đâu lợi nhất

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng lên, có nơi lên đến hơn 8,2%. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng.

 

Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa ‘trốn’ niêm yết biểu hiện tiêu cực, lợi ích nhóm

Theo chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh việc 667 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa nhưng không chịu niêm yết sàn chứng khoán chứng tỏ thiếu minh bạch, biểu hiện tiêu cự và lợi ích nhóm.