Sau gần 1 tháng Thủ tướng chỉ đạo, Thanh tra Chính phủ mới quyết định thanh tra giá điện

Thứ sáu, 24/05/2019, 16:16 PM

Sau hơn 20 ngày kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo Thanh tra Chính phủ mới công bố quyết định kiểm tra, xác minh việc điều chỉnh giá bán điện.

sau-gan-1-thang-thu-tuong-chi-dao-thanh-tra-chinh-phu-moi-quyet-dinh-thanh-tra-gia-dien
Sau hơn 20 ngày kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo Thanh tra Chính phủ mới công bố quyết định kiểm tra, xác minh việc điều chỉnh giá bán điện. Ảnh thanhtra.gov.vn

Ngày 24/05/2019, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng TTCP Bùi Ngọc Lam chủ trì công bố quyết định của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20/03/2019, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, theo Quyết định số 390/QĐ-TTCP ngày 21/05/2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện thời điểm ngày 20/03/2019, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; thời gian kiểm tra là 35 ngày làm việc thực tế. 

Phó Tổng TTCP Bùi Ngọc Lam đề nghị Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan sẽ cùng nhau phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra để trao đổi, phối hợp và triển khai kiểm tra, làm rõ những nội dung cần thiết liên quan tới việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh giá bán điện thời điểm ngày 20/03/2019, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua.

Trước đó ngày 3/5, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ liên quan tới việc điều chỉnh giá bán lẻ điện từ ngày 20/3. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Tài chính kiểm tra việc điều chỉnh giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua. Các cơ quan này có trách nhiệm làm rõ đúng sai của việc tăng giá điện, báo cáo Thủ tướng trong tháng 6/2019.

“Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; làm rõ đúng, sai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2019”, văn bản Văn phòng Chính phủ nêu rõ.

Sau chỉ đạo của Thủ tướng, chiều ngày thứ Bẩy mùng 4/5, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ,  Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo, tinh thần chung là Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài Chính, Công Thương để khẩn trương tiến hành thanh tra, ngay trong đầu tuần tới (theo cách hiểu của báo chí và dư luận ngày 6/5) sẽ triển khai thanh tra.

Tuy nhiên phải sau hơn 20 ngày Thanh tra Chính phủ mới quyết định thanh tra giá điện. 

Vấn đề tăng giá điện làm nóng ngay đầu Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV. Theo đó, thảo luận tại tổ vào sáng 22/5, đại biểu Quốc hội Lê Thị Thu Hà (Lào Cai) cho rằng, "thực tế giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố".

sau-gan-1-thang-thu-tuong-chi-dao-thanh-tra-chinh-phu-moi-quyet-dinh-thanh-tra-gia-dien
Sau gần 1 tháng Thủ tướng chỉ đạo, Thanh tra Chính phủ mới quyết định thanh tra giá điện. Ảnh minh họa

Bà Hà dẫn số liệu tham khảo từ chuyên gia kinh tế cho thấy, người tiêu dùng ở bậc 6 (từ 401 kWh/tháng trở lên) phải chi trả đến 2.927 đồng cho 1 kWh, tăng đến 15% so với bậc 6 của mức giá cũ, chứ không phải là 8,37% như EVN đệ trình để Chính phủ thông qua cho bậc 6.

Đối với bậc 3 (101 - 200 kWh), theo EVN là mức phổ biến, thì mức giá mới 2.014 đồng/kWh, tăng hơn 10% so với giá cũ 1.858 đồng, chứ không phải 8,4% như EVN thông báo.

Tương tự, sự gia tăng giá điện ở bậc 4 (201 - 300 kWh) là 12,7%, và ở bậc 5 (301 - 400 kWh) là 14,2%.

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thu Hà cho rằng nên đề xuất kiểm toán cách tính toán đầu vào giá điện cũng như cách kinh doanh điện trong thời gian qua.

Cũng theo bà Hà, Bộ Công thương lý giải giá điện 6 bậc thang là căn cứ tham khảo các quốc gia trên thế giới, nhưng lại chỉ tham khảo một nửa.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nêu băn khoăn của cử tri về việc giá điện tăng và đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán giá điện.

“Kiểm toán thành công thì dùng tăng hay giảm người dân cũng cảm thấy minh bạch. Cái quan trọng nhất là lòng tin về sự minh bạch của chúng ta trong điều hành giá cả”, đại biểu Cầu nhấn mạnh.

Bày tỏ quan điểm đồng tính với báo cáo khẳng định việc điều hành giá điện đúng quy định của pháp luật, nhưng đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hóa) lưu ý, điều hành mà để dư luận bức xúc thì cần xem xét lại và hiện nay, Chính phủ đang giao cho Thanh tra Chính phủ chủ trì thanh tra.

"Nhưng quan điểm của ngành điện trong việc sử dụng giá điện từ bậc 3 - 4 - 5 để điều tiết hỗ trợ cho bậc 1-2, tức là ngành điện đã thò túi của người này để bỏ vào túi của người kia mà không được họ đồng tình.

Vì vậy đã gây bức xúc cho người dân và cử tri trong điều hành giá điện vừa qua", ông Mai Sỹ Diến nêu quan điểm và kiến nghị ngành điện phải xây dựng lại bậc thang bảng giá điện.

Nói về việc tăng giá điện, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết đã đọc báo cáo của Chính phủ gửi tới Quốc hội, nhưng ông không đồng tình về cách tính giá điện theo thang 6 bậc hiện nay. Vị này chỉ ra thực tế tại Hàn Quốc và Nhật Bản cũng chỉ áp dụng 3 bậc giá. Tại Indonesia áp dụng 5 bậc.

“Tại Việt Nam áp dụng 6 bậc là quá nhiều. Trong khi mức tiêu thụ 0-50 kWh/tháng là quá thấp”, ông nói.

Ông Ngân đề xuất chỉ nên áp dụng 3 bậc thang giá điện. Cụ thể, bậc 1 áp dụng từ 0 đến 100 kWh; bậc 2 áp dụng từ 101 đến 300 kWh và bậc 3 từ 301 kWh trở lên.

 

Ông Dương Trung Quốc: Phải kiểm soát rượu, bia, xây dựng văn hóa uống rượu

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng thay vì "Luật Phòng chống tác hại của rượu bia", nên đổi thành "Luật kiểm soát bia, rượu".

 

Ông Bùi Kiến Thành: Vốn FDI tăng nhưng phải xem nhà đầu tư có ngụ ý gì về chủ quyền không?

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, sự dịch chuyển dòng vốn Trung Quốc sang Việt Nam đòi hỏi Việt Nam phải có sự sàng lọc, lựa chọn với tiêu chí rõ ràng.

 

Bãi xe ngầm công viên Thống Nhất giờ ra sao?

Hơn 3 năm kể từ khi Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa đồng ý chủ trương cho xây dựng bãi đỗ xe ngầm công viên Thống Nhất nhưng đến nay dự án “giậm chân tại chỗ”.