Sau vụ đòi nợ Bamboo Airways, nhiều góc khuất ACV được phơi bày

Thứ năm, 26/03/2020, 13:44 PM

Từ ồn ào "bêu nợ" hơn 200 tỷ đồng với hãng hàng không non trẻ Bamboo Air Ways, nhiều góc khuất của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được làm sáng tỏ.

Từ ồn ào

Từ ồn ào "bêu nợ" hơn 200 tỷ đồng với hãng hàng không non trẻ Bamboo Air Ways, nhiều góc khuất của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được làm sáng tỏ.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có văn bản gửi Bộ GTVT và Cục Hàng không về việc Bamboo Airways chậm thanh toán tiền dịch vụ và đang nợ ACV 205 tỷ đồng.

Về vấn đề này, theo Bamboo Airways chi phí một số hạng mục dịch vụ ACV cung cấp cho Bamboo Airways đang ở mức cao hơn so với mặt bằng chung, cá biệt một số khoản cao hơn gấp rưỡi đến gấp đôi.

Hãng bay này lấy dẫn chứng, chi phí sử dụng hạ tầng, trang thiết bị tại các cảng hàng không hầu hết đều đang chịu ở mức tối đa trong khung giá quy định của Bộ GTVT. Mặc dù điều kiện về chất lượng hạ tầng, trang thiết bị, năng lực của các cảng hàng không là khác nhau; Giá dịch vụ mặt đất cơ bản và dịch vụ phát sinh cho chuyến bay Bamboo Airways hiện phải chi trả cao hơn đáng kể so với các hãng hàng không khác…

ACV lãi đậm nhờ... tăng phí dịch vụ

ACV thông báo đạt 4.447 tỷ đồng doanh thu trong quý đầu tiên của năm 2019, tăng 13% so với cùng kỳ. Dù vậy, lượng hành khách chỉ đạt 24,3 triệu lượt khách, tăng 1,1% so với năm ngoái.

Nguyên nhân khiến lượt hành hành qua các cảng hàng không của ACV tăng trưởng chậm là do chuyển khách hàng quốc tế sang các cảng hàng không quốc tế mới tại Đà nẵng và Cam Ranh. Đây là 2 cảng hàng không nằm ngoài quyền quản lý của ACV.

Mặc dù phục vụ ít khách hơn dự kiến, lợi nhuận gộp của ACV vẫn tăng mạnh nhờ vào việc tăng phí dịch vụ. Doanh thu từ phí dịch vụ hành khách nội địa, phí an ninh sân bay và các dịch vụ hàng không khác đều tăng mạnh trong kỳ. Trong đó doanh thu từ dịch vụ hàng không đạt 3.537 tỷ đồng, tăng 13%; doanh thu từ các mảng dịch vụ phi hàng không đạt 910 tỷ đồng, tăng 14%.

Nhờ việc tăng phí trong năm 2019, ACV đặt kế hoạch 19.127 tỷ đồng doanh thu, tăng 7% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế ước tăng trưởng đạt 8.190 tỷ đồng, tăng 9%. 

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV từng tiết lộ: Tích luỹ của ACV hiện có khoảng 25.000 tỉ đồng gửi ngân hàng

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV từng tiết lộ: Tích luỹ của ACV hiện có khoảng 25.000 tỉ đồng gửi ngân hàng

Lợi nhuận lớn từ việc tăng phí dịch vụ nên ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV từng tiết lộ: Tích luỹ của ACV hiện có khoảng 25.000 tỉ đồng gửi ngân hàng, tích luỹ từ nay đến 2025 sẽ được khoảng 87.500 tỉ đồng.

Theo thông tư số 53/2019 của Bộ GTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, các hãng hàng không phải chịu tới 16 loại phí do Nhà nước quy định.

Trong đó có 5 loại dịch vụ do Nhà nước quy định mức giá, 8 loại dịch vụ do Nhà nước quy định khung giá và 3 loại dịch vụ phi hàng không do Nhà nước quy định khung giá.

Ước tính sơ bộ, tổng nộp 16 loại phí nói trên của các hãng hàng không lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm.

Chẳng hạn, phí phục vụ tại nhà ga năm 2019 lên tới hơn 10.000 tỉ đồng, phí cất hạ cánh không dưới 2.000 tỉ đồng, phí điều hành bay trên 1.500 tỉ đồng, hay phí đỗ máy bay cũng lên tới hàng chục tỉ đồng/năm...

Các hãng hàng không phải nộp 16 loại phí này cho 3 đơn vị đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các cảng vụ hàng không.

Ngoài 16 khoản phí trên, các hãng bay phải nộp những khoản phí dịch vụ hàng không khác cho các cảng hàng không, như phí thuê quầy bán vé giờ chót; phí thuê quầy hành lý thất lạc; phí thuê phòng tác nghiệp, phòng nghỉ, trực ca cho nhân viên; phí thuê phòng máy của hãng; phí thuê kho; phí sử dụng thiết bị đầu cuối (cute)...

Tính chung một chiếc máy bay đang phải gánh hơn 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp.

Theo đại diện một hãng bay, mỗi chiếc máy bay cũng phải cùng gánh các loại thuế: nhập khẩu nhiên liệu bay, bảo vệ môi trường, VAT, thu nhập doanh nghiệp... Trong đó, các hãng hàng không nộp tới vài ngàn tỉ thuế bảo vệ môi trường mỗi năm.

Phí phục vụ tại nhà ga năm 2019 lên tới hơn 10.000 tỉ đồng, phí cất hạ cánh không dưới 2.000 tỉ đồng, phí điều hành bay trên 1.500 tỉ đồng. Ảnh đồ họa Tuấn Anh - Báo Tuổi Trẻ

Phí phục vụ tại nhà ga năm 2019 lên tới hơn 10.000 tỉ đồng, phí cất hạ cánh không dưới 2.000 tỉ đồng, phí điều hành bay trên 1.500 tỉ đồng. Ảnh đồ họa Tuấn Anh - Báo Tuổi Trẻ

ACV từng bị tỉnh Điện Biên “tố” lợi ích nhóm

Trong khi doanh nghiệp khai thác cảng thu bộn tiền thì có một nghịch lý trong quản lý sân bay tại Việt Nam, đó là khu bay, đường băng, sân đỗ do nhà nước quản lý. Vì thế, nếu các vị trí này hỏng hóc thì nhà nước phải tự bỏ tiền ngân sách để sửa chữa.

Mới nhất gần đây là việc Bộ GTVT và ACV cùng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ việc đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới an toàn bay nên cần phải sửa chữa khẩn cấp. Số kinh phí dự kiến khoảng trên 4.500 tỷ đồng. Hay như trước đó, các đường băng tại sân bay Cam Ranh và Cát Bi, Hải Phòng cũng kiến nghị nhà nước bỏ tiền sửa cho doanh nghiệp.

Nói bất cập quản lý sân bay của ACV, năm 2018 trong văn bản gửi lên Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện dự án đầu tư nâng cấp cảng Hàng không Điện Biên (CHK) theo quy hoạch, UBND tỉnh Điện Biên nhận định thời gian qua, bộ GTVT, tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có quan tâm đến hàng không Điện Biên, nhưng chưa thật sự đúng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước mà chỉ quan tâm đến các khu vực có thuận lợi cho nhóm lợi ích cụ thể.

Cụ thể, Báo điện tử VOV cho biết, trong văn bản số 2335 gửi Tổng bí thư, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ với nội dung đề nghị Trung ương kiểm tra hoạt động của tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), UBND tỉnh Điện Biên cho rằng ACV có những dấu hiệu về nhóm lợi ích trong độc quyền khai thác phục vụ kinh tế của ngành.

ACV bị tỉnh Điện Biên tố có dấu hiệu

ACV bị tỉnh Điện Biên tố có dấu hiệu "lợi ích nhóm" ở cảng Hàng không Điện Biên

Nêu quan điểm về việc giao ACV “độc quyền” khai thác nhà ga, sân bay TS Nguyễn Bách Phúc cho rằng, ACV là một công ty cổ phần, là một doanh nghiệp, phải tự kinh doanh, lấy doanh thu để chi trả chi phí vận hành, trong đó có chi phí duy tu, sửa chữa... Vậy tại sao khi đường băng hỏng, Cục Hàng không Việt Nam và cả Bộ GTVT lại quay sang xin tiền ngân sách để sửa chữa?

“Lấy tiền ngân sách sửa chữa đường băng cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác sân bay là sai luật. Bộ GTVT can thiệp vào việc này cũng là không phù hợp", TS Nguyễn Bách Phúc nhận định. Cũng theo ông Phúc, doanh thu từ các Cảng hàng không hàng năm rất lớn, bao gồm: tiền cất hạ cánh của từng máy bay của các hãng hàng không; tiền lưu bãi; tiền các dịch vụ hàng không như điều khiển không lưu, kiểm tra kỹ thuật máy bay, tiền cung cấp nhiên liệu, thức ăn cho máy bay, và tiền dịch vụ cho hành khách trong sân bay...

Bộ Tư pháp phản đối đề án giao ACV "độc quyền" khai thác sân bay

Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) đang lấy ý kiến đề xuất về “Định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không” để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Theo đề án, ACV với vai trò công ty cổ phần, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (95,4% vốn điều lệ), có vai trò chủ đạo trong đầu tư khai thác cảng hàng không.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tư pháp có văn bản gửi tới Bộ GTVT trả lời về nội dung “Định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không” để Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Bộ Tư pháp phân tích, trong báo cáo định hướng xã hội hoá đầu tư xây dựng cảng hàng không, Bộ GTVT đã trình bày kinh nghiệm quốc tế liên quan đến vấn đề này và đề xuất định hướng xã hội hoá đầu tư xây dựng cảng hàng không. Tuy nhiên, chỉ thực hiện kêu gọi xã hội hoá đầu tư cảng đối với 3 cảng hàng không là Sa Pa, Lai Châu, Quảng Trị.

Văn bản của Bộ Tư pháp nêu rõ Nghị quyết số 13-NQQ/TW đã chủ trương huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, “Tiếp tục dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động nguồn lực xã hội”.

ACV nộp bổ sung vào ngân sách hơn 321 tỷ đồng hay chưa?

Giữa năm 2019, Thanh tra Bộ Tài chính ban hành kết luận chính thức về việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV).

Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, sau khi đã tiến hành thanh tra tại Công ty mẹ - Tổng công ty và 4 doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam gồm: Công ty mẹ -Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP; Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất; Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam; Công ty Cổ phần Dịch vụ mặt đất Sài Gòn cho thấy quản lý công nợ còn nhiều vấn đề.

09ppohiwgl-1585025013686630225484

Cụ thể, tại 5 doanh nghiệp được thanh tra, nợ phải thu tại thời điểm 31/12/2017 là 8.020 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua thanh tra cho thấy có 4/5 doanh nghiệp được thanh tra chưa thực hiện đối chiếu, xác nhận đầy đủ nợ phải thu với số tiền 943 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng nợ phải thu.

Bên cạnh đó, về việc quản lý tài sản cố định, có 2/5 doanh nghiệp được thanh tra hạch toán tăng chưa đúng chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2017 với số tiền 6 tỷ đồng. Trong số đó, tại Công ty mẹ - Tổng công ty ACV số tiền hơn 5 tỷ đồng của 20 tài sản cố định hữu hình.

Một số công ty còn kê khai thiếu số phải nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền hơn 297,8 tỷ đồng; trong đó, thuế giá trị gia tăng là 3,8 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 2,2 tỷ đồng; tiền đền bù giải phóng mặt bằng là 291,7 tỷ đồng.

Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị ACV phải nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước với số tiền hơn 321,8 tỷ đồng; trong đó, chênh lệch thu - chi từ hoạt động khu bay (tài sản nhà nước) số tiền hơn 24 tỷ đồng và tiền một số công ty còn kê khai thiếu số phải nộp vào ngân sách gần 300 tỷ đồng.

ACV sai phạm khiến Thứ trưởng Bộ GTVT bị kỷ luật

Ngày 16/7/2019, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Ban Bí thư họp xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban cán sự đảng Bộ GTVT và ông Nguyễn Hồng Trường, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT.

Sau khi xem xét Tờ trình số 214, ngày 12/7/2019 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy: Ban cán sự đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2011 - 2016, đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Bộ GTVT và Quy định số 172, ngày 07/3/2013 của Bộ Chính trị; ban hành nghị quyết trái với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện cổ phần hóa, tái cơ cấu và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, đơn vị thuộc Bộ GTVT và trong thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tại Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam.

Ông Nguyễn Hồng Trường bị kỷ luật vi để xảy ra nhiều sai phạm thuộc Bộ GTVT, trong đó có sai phạm tại ACV.

Ông Nguyễn Hồng Trường bị kỷ luật vi để xảy ra nhiều sai phạm thuộc Bộ GTVT, trong đó có sai phạm tại ACV.

Ông Trường chịu trách nhiệm cá nhân về ký các quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Bộ GTVT, đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, cho cổ phần hóa,… không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của pháp luật về cổ phần hóa, quản lý vốn tại các doanh nghiệp. 

Ông Trường cũng đồng ý cho ACV thực hiện một số hoạt động không đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2013 và các quy định của Chính phủ; thiếu kiểm tra, để các doanh nghiệp được phân công phụ trách vi phạm, khuyết điểm gây thất thoát tài sản của nhà nước. 

Trước đó, năm 2018, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã kiến nghị Bộ GTVT và ACV chỉ đạo xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể và tổ chức có liên quan đến khoản tiền 3.600 tỷ đồng sai phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, đầu tư xây dựng ở ACV.

Theo bản Kết luận của TTCP, trong hai năm 2014 và 2015, ACV đã ký 803 hợp đồng cho thuê mặt bằng nhà ga với tổng diện tích 120.221 m2, tổng số tiền thu về là 701,1 tỷ đồng. Tất cả trường hợp này đều được thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu, không qua đấu thầu, đấu giá công khai.

Bên cạnh đó, TTCP chỉ ra, chi nhánh cảng hàng không ACV đang thu tiền sử dụng sân bay đường dẫn vào nhà ga đối với ô tô đưa đón, trả khách là không đúng quy định của pháp luật về đất đai do không phải nộp tiền thuế sử dụng đất từ năm 2012 - 2015 với số tiền 550 tỷ đồng. 

TTCP khẳng định, ACV thu không đúng quy định đối với một số giá dịch vụ phi hàng không. Cụ thể, hiện có tới 21 trong tổng số 22 cảng do ACV quản lý đang thu tiền dịch vụ sử dụng đường dẫn vào nhà ga hàng không đối với các xe ô tô đưa, đón trả khách. Các ôtô không sử dụng dịch vụ giữ xe, chỉ tạm dừng dưới 3-5 phút để đón, trả khách nhưng vẫn bị thu với mức giá vé lượt từ 7.000 - 30.000 đồng và vé tháng từ 600.000 - 1.650.000 đồng. 

Bài liên quan