SCC là gì? Ý nghĩa của chỉ số SCC?

Thứ ba, 27/08/2019, 15:02 PM

Nhiều bệnh nhân được bác sĩ chỉ định xét nghiệm SCC khi đi khám nhưng không hiểu SCC là gì? SCC có ý nghĩa gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

scc-la-gi-y-nghia-cua-chi-so-scc
SCC là gì là thắc mắc của nhiều người khi xét nghiệm máu

SCC là gì? Chỉ số SCC bao nhiêu là bình thường? - là những câu hỏi thường thấy khi bệnh nhân làm xét nghiệm máu. Bài viết này sẽ giúp bạn có được lời giải đáp.

SCC là gì?

SCC hay SCCA có nghĩa là Squamous cell carcinoma antigen. SCC là kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy là một nhóm các glycoprotein được sản xuất bởi các tế bào vảy.

Các tế bào vảy là thành phần chính của biểu mô da, ngoài ra, cũng có ở đường tiêu hóa, phổi và ở các vùng khác như: môi, miệng, thực quản, ống hậu môn, âm đạo, cổ tử cung… 

Do đó, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể gặp ở nhiều vùng khác nhau của cơ thể với các biểu hiện lâm sàng khác nhau. SCC có thời gian bán hủy trong máu là khoảng 2,2 giờ. 

Trong lâm sàng, sự tăng nồng độ của SCC trong máu được sử dụng để theo dõi tiến trình của bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát sau điều trị của các ung thư biểu mô vảy như ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, thực quản, hậu môn, ung thư vùng đầu cổ và gan.

Như vậy, bạn đã biết được SCC là gì? Bây giờ hãy cùng tìm hiểu về chỉ số SCC để biết được kết quả xét nghiệm của mình có an toàn hay không?

scc-la-gi-y-nghia-cua-chi-so-scc
Ý nghĩa của SCC trong xét nghiệm huyết tương

Chỉ số SCC bao nhiêu là bình thường?

SCC có giá trị bình thường dưới 2ng/mL. SCC thường tăng trong các bệnh ác tính như:

  • Ung thư cổ tử cung: nồng độ SCC huyết tương tăng gặp ở 45-83% số bệnh nhân ung thư cổ tử cung tế bào vảy (servical squamous cell carcinoma) và ở 66-84% ung thư cổ tử cung tế bào vảy tái phát.
  • Ung thư da tế bào vảy (hay gặp): trên những vùng da tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời có những vết sần đỏ, bong da, ngứa rát hoặc nốt lở loét chảy máu bất thường…
  • Ung thư phổi: tần suất tăng nồng độ SCC huyết tương cao nhất gặp ở ung thư phổi tế bào vảy là 39-78%, ở ung thư phổi tế bào không nhỏ là 33-61%, ở ung thư phổi tế bào lớn là 18%, ở ung thư phổi tế bào nhỏ là 4-18 % và ở ung thư tế bào tuyến (adenocarcinoma) là 15-42%
  • Ung thư vòm họng, ung thư thực quản: độ nhạy lâm sàng trung bình của sự tăng SCC là 30-39%, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh: giai đoạn I là 0-27%, giai đoạn II là 20-40%, giai đoạn III là 39-61% và giai đoạn IV là 45-50%
  • Ung thư bàng quang, dương vật: nồng độ SCC huyết tương tăng ở 45% ung thư dương vật, cũng có thể tăng ở ung thư niệu đạo, ung thư tế bào vảy da.
  • Ung thư đại trực tràng, dạ dày, hậu môn: ở ung thư đại tràng và ung thư tụy, nồng độ SCC huyết tương tăng trong khoảng 20% các trường hợp.

Tuy nhiên, SCC tăng chưa thể khẳng định ung thư da. SCC cũng có thể tăng trong các bệnh lành tính: xơ gan, viêm tụy cấp và mạn, suy thận mạn, viêm phế quản, COPD, lao phổi, viêm phụ khoa, viêm da cơ địa…

Như vậy, bạn đã hiểu được xét nghiệm SCC là gì, giúp phát hiện ra bệnh gì từ đó đáp ứng điều trị kịp thời. 

 

CA 125 là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm CA 125?

Khoảng 50-70% bệnh nhân ung thư buồng trứng có nồng độ CA 125 tăng cao trong máu. Vậy cụ thể CA 125 là gì? Chỉ số CA 125 bao nhiêu là bình thường? Tham khảo ngay những thông tin dưới đây.

 

RDW là gì? RDW có ý nghĩa gì trong xét nghiệm máu?

RDW là thông số để đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu trong cơ thể người. Vậy RDW là gì? RDW có ý nghĩa gì?

 

TSH là gì? Ý nghĩa chỉ số TSH trong xét nghiệm máu?

TSH được sản xuất bởi tuyến yên trong não, giúp phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh tuyến giáp. Vậy TSH là gì? Chỉ số TSH bao nhiêu là bình thường?