Vì sao Trung Quốc tuyên truyền khắp thế giới về Hong Kong nhưng vẫn không được ủng hộ?

Thứ ba, 10/09/2019, 15:03 PM

Theo tờ South China Morning Post, đặc phái viên Trung Quốc trên khắp thế giới cùng bắt tay vào nỗ lực tuyên truyền rộng rãi khác thường để thúc đẩy đường lối của Bắc Kinh trong các cuộc biểu tình ở Hong Kong, nhưng thế giới vẫn không ủng hộ thông điệp của họ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong một cuộc gặp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong một cuộc gặp.

Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc gia tăng từ tháng 6/2019 khi người Hong Kong bắt đầu các cuộc biểu tình quy mô lớn chưa từng có để phản đối dự luật dẫn độ. Đến tháng Tám khi các cuộc biểu tình bắt đầu xuất hiện các cuộc đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình, khiến sân bay “thất thủ” và nhiều con đường gặp trong hơi cay và khí đốt, các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc trên khắp thế giới đã tăng cường nỗ lực phối hợp để thúc đẩy lập trường của Bắc Kinh về Hong Kong.

Từ Mỹ đến Mông Cổ và Nigeria đến Costa Rica, các phái viên Trung Quốc ở hơn 70 quốc gia, khu vực và các tổ chức quốc tế đã viết các bài bình luận để đăng tải trên các cơ quan báo chí địa phương, thực hiện các cuộc phỏng vấn, tổ chức các cuộc họp báo và phát biểu công khai về Hong Kong.

Họ truyền bá quan điểm của Bắc Kinh bằng hơn 10 ngôn ngữ, không chỉ lên án những người biểu tình bạo lực mà còn buộc tội phương Tây đang cố gắng thúc đẩy một cuộc cách mạng màu  ở Hong Kong.

Yao Jing, đại sứ Trung Quốc tại Pakistan, đã gửi một bài bình luận cho hãng thông tấn Pakistan vào ngày 16/8. Bài bình luận cho rằng một số người ở Hong Kong đã cố tình thông tin sai về dự luật dẫn độ.

“Một số người và phương tiện truyền thông với những động cơ thầm kín đã nhân cơ hội này để truyền bá tin đồn hoặc tạo ra sự hoảng loạn xã hội nhằm cản trở việc sửa đổi dự luật”, ông này cho hay.

“Một điều đáng chú ý là các lực lượng bên ngoài đã đóng vai trò rất hổ thẹn trong diễn biến tình hình ở Hong Kong”, ông này viết thêm.

Hôm 10/9, Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại Anh, cho biết trong một cuộc họp báo rằng một số chính trị gia người Anh vẫn còn có suy nghĩ thực dân và họ đã sai khi đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm để thể hiện sự ủng hộ đối với những người mà ông mô tả là “người biểu tình và người nổi loạn” ở Hong Kong.

“Nếu cuộc bạo loạn trở nên không thể kiểm soát đối với chính quyền (đặc khu hành chính) Hong Kong, Trung Quốc không thể ngồi yên và theo dõi. Hong Kong là một phần của Trung Quốc. Chúng tôi không thể đứng nhìn bạo lực này cứ lặp đi lặp lại”, ông này nhấn mạnh.

Trước đó, ông Liu cũng có bài viết trên tờ South China Morning Post đổ lỗi cho phương Tây đã leo thang các cuộc đụng độ.

“Đằng sau những hành vi này là dấu vết của những kẻ xúi giục nước ngoài, những kẻ truyền bá tin đồn và tạo ra sự hoảng loạn trong xã hội. Những người xúi giục, bao gồm một số chính trị gia  và phương tiện truyền thông phương Tây…đổ lỗi tình trạng bất ổn cho cảnh sát Hong Kong, những người chỉ đơn giản là thực hiện nghĩa vụ của mình là bảo vệ luật pháp”, ông Liu viết.

scmp-trung-quoc-tuyen-truyen-khap-the-gioi-ve-hong-kong-nhung-khong-duoc-ung-ho
Một cảnh hỗn loạn trong biểu tình ở Hong Kong.

Tại Doha, đại sứ Trung Quốc Zhou Jian cho biết các cuộc biểu tình ở Hong Kong là một phần trong nỗ lực lớn hơn của phương Tây nhằm kiềm chế sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc dưới bỏ bọc ủng hộ dân chủ và tự do.

“Tuy nhiên, vào thời điểm toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và lợi ích của tất cả các quốc gia được gắn kết sâu sắc, kế hoạch của họ sẽ không chỉ không thành công, mà còn có khả năng sẽ tự bắn vào chân mình”, ông Zhou viết trên tờ Qatar Tribune .

Pan Weifang, đại sứ Trung Quốc tại Jordan, trên tờ Thời báo Jordan ngày 29/8, rằng sự phản đối dự luật dẫn độ là để phá vỡ Hong Kong và làm suy yếu "một quốc gia, hai chế độ", kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc.

Trung Quốc đang rất lo lắng về Hong Kong?

Sự bùng nổ hình thức tuyên truyền trên được cho là bất thường. Trong khi các nhà ngoại giao Trung Quốc đã công khai nói về các vấn đề lớn như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Sáng kiến Vành đai và Con đường nhưng chưa bao giờ tuyên truyền ở quy mô rộng rãi, dồn dập như vậy.

Các nhà quan sát cho biết nỗ lực này là nhằm định hướng dư luận quốc tế về tình trạng bất ổn ở Hong Kong. Thế nhưng, dù được thực hiện một cách có bài bản, chiến dịch này vẫn không hiệu quả.

Ông Keith Richburg, giám đốc Trung tâm nghiên cứu báo chí và truyền thông tại Đại học Hong Kong, cho biết mức độ tuyên truyền cao bất thường cho thấy sự lo lắng của Bắc Kinh. Bắc Kinh muốn định hướng quan điểm về các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

“Họ muốn ngăn chặn ý tưởng rằng những người biểu tình đang bảo vệ các quyền tự do của họ và đấu tranh cho dân chủ. Họ muốn định hướng ý tưởng rằng những người biểu tình đều là những kẻ bạo loạn, bạo lực, và bất ổn là do âm mưu của phương Tây nhằm khuyến khích một cuộc cách mạng màu”, ông Richburg nói.

“Họ muốn thế giới bên ngoài nhìn thấy bạo lực, không phải sự giận dữ của hàng trăm ngàn người dân bình thường phản đối việc đại lục hóa Hong Kong”, ông cho biết thêm.

Jonathan Hassid, một chuyên gia khoa học chính trị, người nghiên cứu phương tiện truyền thông Trung Quốc tại Đại học bang Iowa, đã đồng ý rằng việc nhiều đặc phái viên Trung Quốc công khai lập trường của Bắc Kinh là bất thường.

“Thật bất thường khi thấy nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc trên khắp thế giới cố gắng phối hợp đưa ra một thông điệp về một sự kiện duy nhất. Điều này nói lên bản chất nghiêm trọng của các cuộc biểu tình ở Hong Kong và lo lắng rõ ràng (của Bắc Kinh) về việc mọi thứ sẽ diễn ra ở Hong Kong và ở Trung Quốc rộng lớn hơn”, ông Hassid nói.

Hành động quan trọng hơn lời nói

Bất kể Trung Quốc đang tuyên truyền với quy mô lớn thế nào, các tuyên bố mạnh mẽ và thống nhất của chính quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ bị nhìn nhận một cách nặng nề và “điếc tai”, ông Emil Schneider, một giảng viên cao cấp chuyên về chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế của Trung Quốc tại Đại học Leiden ở Hà Lan nhận định.

“Nói chung, tôi nghi ngờ rằng thông điệp sẽ gây ảnh hưởng với công chúng nước ngoài”, ông Schneider nói.

“Nếu thông điệp này có bất kỳ sự hấp dẫn nào, thì đó chỉ có thể là với những người bảo thủ, những người ưu tiên luật pháp và trật tự, hoặc những người cho rằng sự bất mãn của công chúng có thể làm gián đoạn kinh doanh và thương mại”, ông cho biết thêm.

Theo ông Hassid, đối với người nước ngoài, hành động của Bắc Kinh sẽ được nhìn nhận nhiều hơn là lời nói của họ.

“Nói chung, thế giới khó có thể chấp nhận những thông điệp này. Nói chung, công chúng phương Tây không tin tưởng cũng như không bị thuyết phục bởi các thông điệp của Bắc Kinh”, ông nói.

“Trong bối cảnh môi trường nước ngoài nơi mọi người và giới lãnh đạo ở nhiều nước trên thế giới đang ngày càng có ít tình cảm với Trung Quốc, mọi người sẽ nhìn vào hành động của Trung Quốc nhiều hơn là những lời hoa mỹ”, ông nhấn mạnh.

 

Con đường phía trước là ‘bí ẩn đen tối’ đối với tầng lớp trung lưu Trung Quốc?

Tờ South China Morning Post (Hong Kong) ngày 10/9 dẫn lời một giảng viên đại học ở Quảng Đông cho rằng con đường phía trước là một "bí ẩn đen tối". Cảm giác này đang được nhân rộng trên khắp Trung Quốc khi chiến tranh thương mại với Mỹ leo thang.

 

Sức mạnh tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới vừa tới Biển Đông

Với việc tên lửa diệt hạm mạnh nhất thế giới NSM được Mỹ triển khai tới Biển Đông, giới quan sát cho rằng, Washington sẽ quyết liệt hơn trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại vùng biển quan trọng này. 

 

TT Trump đề cập đến việc kéo dài nhiệm kỳ, làm tổng thống hơn 8 năm

Hôm 9/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa nói đùa về việc kéo dài nhiệm kỳ tổng thống của ông vượt ra ngoài giới hạn 8 năm theo hiến pháp, tờ Politico đưa tin.