Siêu âm đầu dò có đau không

Thứ ba, 26/07/2016, 14:59 PM

Siêu âm đầu dò có đau không là tâm lí chung của nhiều chị em phụ nữ mỗi khi quyết định đi kiểm tra. Đây là loại siêu âm khi mang thai cho kết quả chính xác cao hơn so với siêu âm thành...

sieu-am-dau-do-co-dau-khong
Siêu âm đầu dò có đau không? Ảnh minh họa

Siêu âm đầu dò có đau không là tâm lí chung của nhiều chị em phụ nữ mỗi khi quyết định đi kiểm tra. Đây là loại siêu âm khi mang thai cho kết quả chính xác cao hơn so với siêu âm thành bụng.

Siêu âm đầu dò có đau không

Siêu âm đầu dò là phương pháp sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc với âm đạo của mẹ bầu để hiển thị những hình ảnh của tử cung, buồng trứng, âm đạo. Khác với siêu âm thành bụng, khi siêu âm đầu dò, bác sĩ phải đưa thiết bị vào trong “cô bé” để sóng âm tiếp xúc với các bộ phận khác của cơ quan sinh sản.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 hoặc 3 inch vào ống âm đạo, qua đó cung cấp các hình ảnh chi tiết của các cơ quan bên trong, giúp xác định những bất thường và chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.

Siêu âm đầu dò đòi hỏi một kỹ thuật chuyên sâu, nhất là khi thực hiện với phụ nữ mang thai để tránh gây ra những tổn thương tới cổ tử cung và tử cung, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Loại siêu âm khi mang thai này được đánh giá là cho kết quả chính xác cao hơn so với siêu âm thành bụng.

Siêu âm đầu dò có đau không: Tác dụng của siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò thường được chỉ định khi bác sĩ muốn kiểm tra những bất thường về tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung, và đánh giá tình hình rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung,…

Với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò được tiến hành trong giai đoạn mang thai sớm, khi đó phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên không hiển thị hình ảnh nếu siêu âm thành bụng.

Khi siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ thấy vị trí chính xác của thai nhi nhằm phát hiện trường hợp thai ngoài tử cung. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những biến chứng nếu thai ngoài tử cung vỡ ra như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng,..

Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò còn có tác dụng đánh giá tim thai ở thời điểm tuần thai thứ 6 – 8. Việc này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết được tình trạng của thai nhi cũng như phát hiện sớm những bất thường về tim thai.

Thông thường siêu âm đầu dò được thực hiện với những phụ nữ mới mang thai. Tuy nhiên có những trường hợp thai lớn, nhau thai bám sau, đầu thai quay xuống dưới che khuất sóng âm khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xem xét vị trí bánh nhau.

Siêu âm đầu dò có đau không

Siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi một bác sĩ lành nghề chuyên khoa sản. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh “cô bé” của mẹ bầu sao cho không chạm vào cổ tử cung.

Điều này sẽ không gây ra bất kì tổn thương nào cho cổ tử cung và tử cung. Chính vì vậy mẹ bầu hoàn toàn yên tâm rằng siêu âm đầu dò không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Có một vài lưu ý dành cho mẹ bầu khi siêu âm đầu dò là cần đi tiểu trước đó để bàng quang rỗng sao cho không cản trở thiết bị siêu âm. Mẹ bầu cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi hơn.

Siêu âm đầu dò có đau không: Khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo?

Thăm khám để kiểm tra những bất thường ở vùng chậu

Đau vùng xương chậu

Mang thai ngoài tử cung

Kiểm tra u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung

Kiểm tra vị trí thích hợp để đặt vòng tránh thai

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo trong thai kỳ để:

Theo dõi nhịp tim của thai nhi

Quan sát cổ tử cung để phát hiện những bất thường có thể dẫn tới biến chứng thai kỳ như sẩy thai hoặc sinh non.

Xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường

Chẩn đoán sẩy thai

Trong những trường hợp này, siêu âm đầu dò được chỉ định trong giai đoạn sớm, lúc này phôi thai vẫn còn nhỏ nên siêu âm thành bụng sẽ không hiển thị hình ảnh.

Siêu âm đầu dò có đau không: Cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm đầu dò âm đạo?

Trong hầu hết các trường hợp, siêu âm đầu dò âm đạo không đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều. Tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ và lý do siêu âm, bàng quang phải trống rỗng hoặc căng đầy.

Bàng quang căng đầy sẽ giúp hình ảnh siêu âm của các cơ quan vùng chậu rõ ràng hơn. Nếu cần phải làm đầy bàng quang, người bệnh sẽ được yêu cầu uống nhiều nước khoảng 30 phút hoặc 1 giờ trước khi bắt đầu tiến hành siêu âm.

Nếu đúng trong chu kỳ kinh nguyệt, người bệnh cần loại bỏ tampon (nếu đang sử dụng) trước khi siêu âm.

Kết quả siêu âm đầu dò âm đạo cho ta điều gì

Kết quả siêu âm đầu dò âm đạo giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý bao gồm:

Ung thư các cơ quan sinh sản

U nang buồng trứng

U xơ tử cung

Nhiễm trùng vùng chậu

Có thai ngoài tử cung

Sẩy thai

Nhau thai tiền đạo

Dị tật bẩm sinh của thai nhi

Trên cơ sở kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả cho tình trạng của người bệnh.

Siêu âm đầu dò âm đạo có nguy hiểm không?

Siêu âm đầu dò âm đạo an toàn, không gây đau đớn tuy nhiên sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi như lâu nay nhiều người vẫn lầm tưởng.

Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ không đưa hẳn đầu dò vào đến cổ tử cung nên không gây ra bất kỳ tổn thương nào đến cổ tử cung và tử cung.

 

iPhone trở thành máy quét siêu âm ở châu Phi

Điện thoại thông minh của Apple được sử dụng như công cụ y tế giúp chữa bệnh cho người dân nghèo tại các khu vực nông thôn ở châu Phi.

 

Siêu âm đầu dò có gây sảy thai không

Siêu âm đầu dò có gây sảy thai không khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng mỗi khi quyết định đi kiểm tra. Được biết siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm hiện đại, không gây đau và...