Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật

Thứ ba, 27/02/2018, 21:03 PM

Mất tới 8 năm để cải biên, tàu sân bay Kaga là tàu sân bay lớn nhất của Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây cũng là con tàu giúp Hải quân Nhật trở nên nổi tiếng nhờ vào tài năng "chắp vá" của mình.

Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của NhậtBan đầu, tàu sân bay lớn nhất của Nhật Bản thực tế lại là một trong hai thiết giáp hạm được đóng theo lớp Tosa. Tuy nhiên sau đó, vì yêu cầu mở rộng biên đội tàu sân bay của Hải quân Nhật khi đó thiết giáp hạm này đã được cải biên lại thành một tàu sân bay có cấu trúc thượng tầng chẳng giống ai. Nguồn ảnh: Flickr.

Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Chỉ hơn một năm sau khi được hạ thủy, chiếc thiết giáp hạm lớp Tosa này đã được tháo dỡ và bắt đầu được cải biên thành một tàu sân bay với độ giãn nước tiêu chuẩn là hơn 35.000 tấn. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Quá trình cải biên thiết giáp hạm Tosa này thành tàu sân bay Kaga kéo dài tới tận 8 năm, từ khoảng cuối năm 1920 cho tới tận năm 1928 mới hoàn thành. Tuy vậy điều này cũ không giúp Kaga trở thành một tàu sân bay thực sự hoàn thiện. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Là chiếc tàu sân bay thứ ba của Hải quân Nhật, tàu sân bay Kaga (phiên âm tiếng Hán-Việt là Gia Hạ) chính là biểu tượng cho sức mạnh của Hải quân Nhật Bản trong thời gian đầu diễn ra cuộc đại chiến thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Ban đầu, tàu sân bay Kaga được thiết kế với hệ thống đường băng hai tầng và có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài tiêu chuẩn của tàu. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Tuy nhiên sau đó, phía Nhật lại tiếp tục cải biên lại hệ thống đường băng này, kéo dài đường băng bằng với chiều dài tiêu chuẩn của thân tàu. Việc kéo dài đường băng này nhằm phục vụ cho các loại máy bay chỉ có một tầng cánh hiện đại hơn sau này - vốn dĩ lại đòi hỏi đường băng cất - hạ cánh dài hơn. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Trong khi đó ban đầu, đường băng ngắn lại thích hợp hơn cho việc sử dụng các loại máy bay hai tầng cánh, vốn có lực nâng lớn hơn nên đòi hỏi đường băng cất - hạ cánh không quá dài. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Ở phiên bản hoàn chỉnh cuối cùng, tàu sân bay Kaga có chiều dài tổng cộng 247,65 mét, lườn ngang 32,5 mét và có độ mớm nước tối đa lên tới 9,48 mét. Tàu được trang bị 4 nồi hơi, 4 tua-bin hơi nước hộp số và 4 trục dẫn động, cung cấp tổng công suất 127.400 sức ngựa. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Tốc độ tối đa của tàu sân bay lớn nhất Nhật Bản này vào khoảng 28 hải lý trên giờ tương đương với 52 km/h. Ảnh: Tàu sân bay Kaga (phía xa bên phải) tham gia vào cuộc tấn công Trân Châu Cảng cuối năm 1941. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Tầm hoạt động tối đa của tàu sân bay Kaga theo tính toán là 19.000 km ở tốc độ 15 hải lý mỗi giờ tương đương với khoảng 28 km/h. Kèm theo đó là số lượng thủ thủ đoàn bao gồm 1708 người. Nguồn ảnh: Flickr.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Có khả năng mang theo tối đa tới 72 máy bay tiêm kích kèm theo 18 chiếc dự trữ, tàu sân bay Kaga hiện vẫn được coi là con tàu có khả năng mang theo nhiều máy bay bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Nguồn ảnh: Wiki.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Trong trận hải chiến kinh hoàng tại Midway năm 1942, tàu sân bay Kaga đã chịu thiệt hại nặng nề bởi nhiều đợt không kích và ngư lôi của Hải quân Mỹ và mất khả năng chiến đấu chỉ vài ngày sau đó. Cuối cùng, số phận của Kaga kết thúc với hai quả ngư lôi nhắm trúng sóng tàu bắn ra từ tàu Hagikaze.
Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật
Tổng cộng có 811 người thiệt mạng trên tàu Kaga khi nó chìm cùng hai tàu sân bay khác của Nhật Bản tại Midway - trận chiến này cũng được coi là bước ngoặt làm thay đổi cục diện Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest.