Status hay ngày 26/2: Bỏ đốt vàng mã có nên bỏ cả việc thắp hương?

Chủ nhật, 25/02/2018, 23:49 PM

Status hay ngày 26/2 xin giới thiệu quan điểm của facebooker Lưu Xuân Huy về tục đốt vàng mã trong tín ngưỡng Việt Nam - một câu chuyện đang trở thành xu hướng trên mạng xã hội những ngày đầu xuân năm mới.

Status hay ngày 26/2 tiếp tục câu chuyện xung quanh vấn đề đốt vàng mã trong tín ngưỡng Việt Nam. Câu chuyện vẫn còn rất nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng những ngày đầu năm mới. Câu chuyện xoay việc có nên lưu lại tục đốt vàng mã hay nên loại bỏ nó khỏi phong tục tập quán đã có từ lâu đời của chúng ta. Status hay ngày 26/2 xin giới thiệu một quan điểm khá riêng của facebooker Lưu Xuân Huy về vấn đề này.

status hay ngày 26/2
Status hay ngày 26/2 nêu những nhận định xung quanh việc nên hay không nên bỏ tục đốt vàng mã.

Đến giờ, tục đốt vàng mã bắt đầu từ đâu vẫn đang là nghiên cứu chưa có hồi kết. Tuy nhiên, theo quan điểm trần sao âm vậy, thì việc người Việt gửi xuống /để lại các tài sản cho người đã khuất có lịch sử chắc chắn lâu đời hơn lịch sử Phật giáo tại Việt Nam. Do đó, việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng việc đốt vàng mã là mê tín dị đoan là không tôn trọng đến tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam. Nó không khác gì tuyên bố đến nhà thờ cầu nguyện là mê tín dị đoan, là sự xúc phạm người Công Giáo cả.

Lại nói về sự du nhập hay nhập ngoại Phật giáo vào Việt Nam. Trong thời gian đầu, hẳn đã có những va chạm giữa chính quyền lúc đó và giới tăng lữ Phật giáo đi truyền đạo. Va chạm này đã hình thành những câu chuyện dân gian như Chử Đồng Tử. Hơi kỳ lạ là Chử Đồng Tử là ông tổ của Đạo giáo nhưng đồng thời lại là Phật gia đầu tiên đắc đạo. Nhưng nếu coi câu chuyện này là cách lý giải cho sự kết hợp Phật giáo - Đạo giáo - Tín ngưỡng truyền thống (tục thờ tổ tiên, thần thánh, thờ Mẫu) thì câu chuyện này sẽ dễ hiểu hơn.

status-hay-ngay-262-tuc-dot-vang-ma-tu-dau-ma-co

Facebooker Lưu Xuân Huy là chủ một doanh nghiệp nhỏ tại Quảng Ninh. Anh có nhiều quan điểm đa chiều về các vấn đề trong cuộc sống, thường không thuận chiều với số đông dư luận. Vì thế, các nhận định của anh luôn đem lại góc nhìn khá khác biệt đối với các sự kiện có sức hút trên mạng xã hội. Status hay ngày 26/2 đưa quan điểm của anh về tục đốt vàng mã như một cách nhìn mới mẻ đối với vấn đề này.

Nói tiếp về Phật giáo sau du nhập, để gần gũi với tín ngưỡng bản địa, vốn đã bị ảnh hưởng sâu rộng bởi Đạo giáo, khi mà người dân thờ lẫn lộn các vị thần trong Đạo giáo như Ngọc Hoàng với các vị thần bản địa như Liễu Hạnh... Thì đã có sự thần thánh hóa Phật Tổ và các đệ tử (vốn dĩ Phật Tổ trong Phật giáo chỉ là người, ngài không phải thánh thần), sự thần thánh hóa này theo cá nhân tôi đánh giá là cố ý. Khi sự thần thánh hóa này hoàn thành, đã xảy ra việc người dân thờ lẫn lộn các vị trong Phật giáo với các vị trong Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa trong các địa điểm thờ tự. Trong một ngôi đền dễ dàng bắt gặp nơi thờ Phật và ngược lại.

Sau bao nhiêu năm chung sống khá hòa bình, thì vài trăm năm trở lại đây, Đạo giáo sau khi định hình khá rõ tín ngưỡng của người Việt, từ các đền, đình, miếu ...đến cách cúng bái, dâng sao giải hạn... đều là vay mượn thì Đạo Giáo dần mất đi sự dẫn dắt. Lúc này, Phật giáo lên ngôi và dùng chính các hình thức tôn giáo của Đạo giáo để phát triển. Chùa chiền nếu chỉ là nơi tìm kiếm sự thanh tịnh, để học cách thiền như Phật giáo nguyên thủy, sẽ có bao nhiêu người đến chùa và liệu Phật Giáo có phát triển nổi không? Trong khi đó, Đạo giáo thỏa mãn những ham muốn cơ bản của con người hơn, mong muốn tìm kiếm sự may mắn từ việc cầu khấn các thần linh ban phước, lộc, thọ... Phật giáo chọn sự pha trộn để đáp ứng được hầu hết những nhu cầu tín ngưỡng này của người dân, từ đó phát triển và vượt mặt các tín ngưỡng khác, trở thành giáo hội phát triển nhất như ngày nay chúng ta thấy. 

Quay lại chuyện đốt vàng mã. Rất nhiều ngôi chùa tồn tại là nhờ người dân giữ gìn và không phải do Giáo hội quản lý. Vì thế, việc thờ cúng trong các ngôi chùa này không chỉ dành riêng cho Phật tổ. Kể cả thờ Phật thì những ngôi chùa này cũng là theo tín ngưỡng bản địa.

Việc Phật giáo quy kết tục đốt vàng mã là mê tín dị đoan và khuyến cáo từ bỏ là không hợp lý và kém đàng hoàng. Bản chất việc thắp hương lễ Phật cũng là vay mượn từ tôn giáo khác, trong giáo lý Phật giáo không có. Xét cho cùng, thắp hương độc hại không kém gì đốt vàng mã. Liệu nếu cần, có nên cấm luôn cả hai tục này không?

 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bỏ đốt vàng mã

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị các chư tôn đức tăng ni, phật tử loại bỏ đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.

 

Bán vàng mã, một doanh nghiệp thu gần nửa tỷ đồng mỗi ngày

Mảng kinh doanh vàng mã trong năm 2017 đóng góp tới 62% tổng doanh thu của Thực phẩm Yên Bái, giúp công ty này thu về hơn 168 tỷ đồng doanh thu thuần.

 

'Vàng mã không phải là giấy...'

Với bà, đồ mã không phải là giấy. Cũng không chỉ là một nghi thức tinh thần để khẳng định sự hiện diện mãi mãi của người đã khuất.