Status hay ngày 28/4: Tuổi tác chỉ là một con số!

Thứ bảy, 28/04/2018, 17:20 PM

Status hay ngày 28/4 xin chia sẻ với bạn đọc một bài viết của Facebooker Trần Văn Phúc.

Bác sĩ Trần Văn Phúc hiện công tác tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Xanh Pôn. Trên trang Facebook cá nhân của mình, bác sĩ Phúc thường chia sẻ các bài viết, các quan điểm về nhiều vấn đề trong ngành Y và đời sống, với một lối viết mạch lạc, giản dị, nhẹ nhàng, giàu kiến thức và vô cùng thấm thía. Là một người nhiều trải nghiệm, đi nhiều, đọc nhiều, những bài viết của BS Phúc, dù từ câu chuyện ở cửa phòng khám, hay trong một lớp học phương Tây, hay một câu chuyện giữa đường phố dường như đều có sự gắn kết lạ kỳ với những trăn trở anh đang mang. Mọi lý thuyết chỉ là màu xám là một trong số những bài viết như vậy. Status hay ngày 28/4 xin giới thiệu cùng bạn đọc!

status-hay-ngay-284-tuoi-tac-chi-la-mot-con-so
“Chúng mày muốn gì” – người đàn ông đẩy cửa, đe dọa. Ảnh minh họa

"MỌI LÝ THUYẾT CHỈ LÀ MÀU XÁM"

=============================

Ở phía trong, tôi đang ngồi nhìn chằm chằm vào các hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, cố gắng tìm ra từng dấu hiệu tổn thương.

“Chúng mày muốn gì” – người đàn ông đẩy cửa, đe dọa.

“Anh hãy bình tĩnh” – nữ bác sĩ nội trú nhẹ nhàng – “anh cứ bình tĩnh, xong hai bệnh nhân này thì bác sĩ sẽ siêu âm cho người nhà của anh”.

“Nói đi” – người đàn ông không thèm nghe bác sĩ nội trú giải thích. Anh ta tiến gần sát nam bác sĩ CK1 rồi chỉ tay vào mặt – “chúng mày muốn gì? Có muốn chết không?”

Bác sĩ nội trú vẫn kiên nhẫn: “Anh cứ bình tĩnh!”

“Bình tĩnh cái gì! Vợ tao là số 1, đứa bé này là số 2, ông già này là số 3. Tại sao chúng mày gọi ngược lại?” – người đàn ông càng ngày càng hùng hổ.

“Anh cứ bình tĩnh” – bác sĩ nội trú run run – “chúng tôi phải ưu tiên cụ già 70 tuổi nằm trên cáng thở Oxy, sau đó ưu tiên cháu bé 5 tuổi”.

“Tuổi tác chỉ là con số. Vào đến đây ai chẳng bị bệnh. Vợ tao đau bụng sắp chết ngoài kia. Chúng mày không có học à mà không biết số 1 phải đứng đầu, sau mới đến số 2 số 3. Có muốn chết không thì bảo?” – người đàn ông lại chỉ tay vào mặt anh bác sĩ CK1.

“Dạ thưa anh, em không muốn chết! Em muốn được sống để trở về với vợ với con! Anh đừng giết em mang tiếng ác.” – giọng bác sĩ CK1 bắt đầu nhút nhát và vụng về.

Thấy căng thẳng có dấu hiệu leo thang, tôi rời khỏi máy tính và bước ra phía ngoài. Nhưng tôi lại không nhìn thấy một người đàn ông khổng lồ đáng kinh ngạc như tôi nghĩ. Khi tôi nhìn xung quanh, tôi chỉ thấy những khuôn mặt đỏ và tái ở khắp mọi nơi để chống lại những giọt nước mắt.

Tôi đành quay sang hỏi bác sĩ CK1: “Tại sao anh phải đái ra quần?”

Chỉ trong đúng một nhịp tim, sự sợ hãi ở trên khuôn mặt những bác sĩ trẻ đã nhanh chóng biến mất. Căn phòng trở nên bình an, bệnh nhân già 70 tuổi có cảm giác được chăm sóc, đứa trẻ 5 tuổi cảm thấy được quan tâm; sự cọ sát về xác thịt trong nháy mắt đã không còn hiện hữu.

Nhưng bác sĩ CK1 vẫn hơi lúng túng, anh thanh minh rằng vẫn đang rất bình thường, đang tiếp tục siêu âm cho bệnh nhi. Hai người nhà bệnh nhân có mặt trong phòng, họ đều là nữ nhi yếu ớt, nghe tôi nói đã cười rung cả rốn. Bác bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nằm trên cáng cũng hổn hển ngóc đầu dậy để bật cười.

Phòng siêu âm không có camera nên tôi phải bật sẵn điện thoại.

Đã qua 2/3 đời người sống cuộc sống phiêu bạt, qua nhiều năm lang thang giữa dòng đời lạc lõng, nên nắng mưa hằn rõ trên từng nếp nhăn, giông bão ẩn hiện trong từng hơi thở.

Hình ảnh một mình tôi phải tả xung hữu đột giữa vài ba tên côn đồ nơi đầu cầu Long Biên, những cú đấm cú đá bất đắc dĩ tôi phải tung ra trên đường Láng năm nào, chưa kể hàng chục trận đánh nhau thời học trò bằng đủ thứ dao kiếm gậy gộc ở trên đồi tên lửa quê nhà, tất cả bỗng chốc lại hiện về trong tôi ở một đêm trực đầy mưa gió.

Người đàn ông liếc nhìn khuôn mặt tôi rồi tự chọn cách đi thụt lùi ra cửa.

Thực ra anh chồng của chị bệnh nhân nói đúng. Tuổi tác chỉ là con số! Tôi đã bị tẩy não về những con số đó, cho đến mãi tận sau này mới kịp nhận ra rằng, đừng bao giờ dại dột đặt tất cả niềm tin vào mấy cuốn sách giáo khoa.

==================

status-hay-ngay-284-tuoi-tac-chi-la-mot-con-so
Những điều cô giáo người Thụy Điển nói, đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều. Ảnh minh họa

Tôi nhớ đến bài học về dãy số tự nhiên bắt đầu từ lớp 4, lên lớp 6 được nhắc lại cùng với khái niệm tập hợp. Các thầy các cô đã đóng đinh vào đầu tôi, rằng những kiến thức trong sách là đúng tuyệt đối, đúng đến nỗi mọi thứ khác đi sẽ bị coi là ngu dốt, sẽ không được chấp nhận.

- Số 0 là số tự nhiên bé nhất.- Không có số tự nhiên lớn nhất.- 0; 1; 2; 3…. là thứ tự các số tự nhiên từ bé đến lớn.

Cả hai cuốn sách giáo khoa lớp 4 và lớp 6, tôi không thấy có bất cứ một ví dụ thực tế nào về cuộc sống hay ho. Phần bài tập, học sinh giải ngày đêm chẳng hết, đủ các bài cả dễ lẫn khó, nhưng toàn là con số vô hồn.

Điều đó làm cho tôi băn khoăn suốt nhiều năm. Thi hào Goethe liệu có sai không khi nói: “Mọi lí thuyết đều là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”? Hay những cuốn sách giáo khoa kia đang có điều gì đó sai?

Bình tĩnh suy nghĩ lại, tôi thấy tất cả những gì tôi tin tưởng tuyệt đối trước đây, nó tạo ra vết sẹo trong não và những giọt nước mắt trong tim. Đừng bao giờ nghĩ 1, 2 và 3 chỉ là những con số vô hồn, mà nó đủ sức ám ảnh bất cứ ai nghiêm túc suy nghĩ về nó.

Một ngày cuối thu năm 2015, tôi tình cờ gặp một lớp học PTCS ở Thụy Điển. Các em lớp 6 học về dãy số tự nhiên, nhưng không phải ở trong lớp học, mà tại một khu rừng trong thành phố. Tôi ngạc nhiên khi cả lớp có 25 em học sinh đứng tự do, trao tay nhau, cùng với cô giáo thảo luận về những chữ số với niềm đam mê vô hạn.

Tôi được phép bước vào buổi học cùng với họ.

Cô giáo đưa ra tình huống, có ba chữ số 1 – 2 – 3, nhiệm vụ của học sinh là sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Tất cả 24 mảnh giấy đáp án giơ lên đều là 1 – 2 – 3. Chỉ duy nhất một em viết khác, thứ tự theo em phải là 3 – 2 – 1.

“Sự giống nhau chỉ để các em học thuộc lòng.” – cô giáo bắt đầu giảng giải – “Giống như dãy số tự nhiên mà chúng ta đang học hôm nay, số thứ tự từ thấp đến cao sẽ phải là 1 – 2 – 3. Cô nhận thấy 24 em đã xuất sắc sắp xếp đúng như trong sách giáo khoa đã dạy”.

“Nhưng điều cô quan tâm đó là sự khác biệt” – cô giáo tiếp tục - “Vậy đâu là lí do để một bạn sắp xếp theo thứ tự 3 – 2 – 1”?

Tất cả những ánh mắt di chuyển rồi dừng lại ở chỗ em học sinh bé nhất lớp. Em nhìn xuống trong một khoảnh khắc dài, và im lặng. Rồi em từ tốn giải thích, rằng trong thể thao, khi trao huy chương em thấy bục thấp nhất là giải 3, cao hơn chút là giải 2, cao nhất là số 1. Ngay ở trong lớp, có bạn cao hơn em nhưng lại học toán không giỏi bằng em. Và các lời giải hay thường là ngắn gọn súc tích, chứ không phải là lời giản dài dòng nhiều chữ. Nên trong cuộc sống, theo nhìn nhận của em, các chữ số 1 – 2 – 3 tùy theo từng tình huống cụ thể, khi dán vào thì sẽ có sự sắp xếp cao thấp hay ít nhiều khác nhau.

Cả lớp nghe bạn giải thích xong đồng loạt vỗ tay tán thưởng.

Một học sinh khác phụ họa: “Nếu có ba túi đựng táo, với số lượng 1 quả, 2 quả và 3 quả; cho tớ chọn thì tớ sẽ lấy túi có 3 quả”.

Cả lớp lại vỗ tay và cười ồ vui vẻ.

“Cô đồng ý với cả 2 bạn, đồng ý với tất cả các bạn trong lớp. Cô cho rằng, sự khác biệt không chỉ giúp các em nhớ đến bài học, mà sẽ tạo nên những sự thay đổi ngoạn mục trong cuộc sống.”

“Cô rất ấn tượng với ví dụ trao huy chương của em, đó là một ví dụ cực kì thông minh cô rất thích. Với người Á Đông, trong cuộc sống họ cũng coi số 1 là lớn nhất, sau đó mới đến số 2 và số 3. Chỉ người học giỏi nhất mới được xếp số 1.”

“Nhiệm vụ của cô, của cuốn sách giáo khoa chỉ dừng lại ở việc dạy kiến thức về dãy số tự nhiên, dạy cho các em biết theo thứ tự phải là 1<2♥. Nhưng thực tế cuộc sống lại vô cùng đa dạng và vượt quá khả năng của cô. Vì vậy mà cô mong muốn, các em sẽ tiếp tục nghiên cứu dể tìm ra những vẻ đẹp của dãy số, hay nhiều điều thú vị hơn nữa”.

Những điều cô giáo người Thụy Điển nói, đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng tôi và các bác sĩ cùng trực với tôi, suốt bao nhiêu năm chỉ được phép học thuộc 1<2♥ và không có sự ngược lại. Vì thế mà trong tua trực hôm qua, nếu không có sự may mắn, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Buổi sáng trước khi kết thúc phiên trực, tôi vẫn còn nhìn thấy nét buồn phảng phất trên khuôn mặt của bác sĩ nội trú và bác sĩ CK1. Họ buồn không phải vì thời tiết xung quanh những ngày giỗ tổ trở nên u ám, mà buồn vì câu chuyện tối hôm qua. Tôi nói với các bạn trẻ rằng, chúng ta phải vui lên, phải cám ơn người nhà bệnh nhân.

Vì bệnh nhân đã giúp chúng tôi nhân ra một thông điệp: Tuổi tác chỉ là một con số!

 

Nhờ cộng đồng mạng bệnh nhân nhóm máu hiếm đủ điều kiện phẫu thuật, ai bảo MXH là nhảm nhí?

Mới đây nhờ sự trợ giúp của các thành viên mạng xã hội, một bệnh nhân có nhóm máu hiếm đã được giúp đỡ, cho máu để đủ điều kiện phẫu thuật.

 

BV Xanh-Pôn: Người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ, vứt ví ra bàn 'định' tạo hiện trường phải 'lót tay'

Sau khi bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi chỉ vài phút, người đàn ông (được cho là bố em nhỏ) lao vào tấn công, đấm nhiều lần vào mặt bác sĩ.