Sữa học đường: Có nên đưa ra một quy chuẩn riêng?

Thứ hai, 29/10/2018, 11:17 AM

Bộ Y tế nên đưa ra một tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm sữa học đường. Dựa trên vào đó, các hãng sữa nếu tham gia chương trình Sữa học đường phải sản xuất sản phẩm đạt chất lượng.

quy-chuan-sua-hoc-duong-cua-nhu-the-nao
Cho đến nay Bộ Y tế chưa ban hành quy chuẩn riêng cho Sữa học đường dù cho đã có 17 tỉnh, thành triển khai chương trình này. Ảnh minh họa

Chương trình sữa học đường với mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2016 (Quyết định số 1340/QĐ-TTg).

Chương trình đặt ra 7 mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu đến năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ em 6 tuổi tăng 1,5cm - 2cm ở cả trẻ trai và trẻ gái so với năm 2010.

Đến nay đã có 17 tỉnh, thành phố ban hành Đề án sữa học đường và thành lập Ban chỉ đạo triển khai chương trình tại địa phương. Kinh phí thực hiện đề án được bố trí: ngân sách của tỉnh, thành phố hỗ trợ tối thiểu 20% - 30%; doanh nghiệp sữa hỗ trợ tối thiểu 20 - 22%; cha mẹ và gia đình trẻ em, học sinh đóng góp tối đa 50-60%.

Trẻ em thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, có cha hoặc mẹ làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được hỗ trợ tối thiểu 50%. Cha mẹ trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tự nguyện tham gia chương trình.

Trẻ được uống sữa tươi 5 lần/tuần của 9 tháng đi học (mỗi ngày uống một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml. Doanh nghiệp sữa được lựa chọn theo quy định của pháp luật và đáp ứng một số tiêu chí lựa chọn theo điều kiện đặc thù của địa phương.

Tuy nhiên dù triển khai từ 2016, nhưng đến nay Bộ Y tế vẫn chư ban hành quy chuẩn riêng cho sản phẩm sữa đưa vào chương trình Sữa học đường dùng trong trường học.

Theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, trong đó Thủ tướng chỉ đạo ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, quy định về định mức và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tương tự, Quyết định số 5450/BYT về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cũng chỉ đưa ra quy định chung: Sữa học đường là sản phẩm sữa tươi, đạt tiêu chuẩn theo QCVN 5:1-2010.

Trong khi đó tiêu chuẩn theo QCVN 5:1-2010 quy định 4 loại sữa tươi gồm: Thứ nhất, sữa tươi nguyên chất thanh trùng (sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa hoặc bất cứ thành phần nào khác kể cả phụ giathực phẩm, đã qua thanh trùng);

Thứ hai, sữa tươi thanh trùng: Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa, có thể bổ sung đường và các loại nguyên liệu khácví dụ như nước quả, cacao, cà phê, phụ gia thực phẩm, đã qua thanh trùng.QCVN 5-1:2010/BYT;

Thứ ba, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng: Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sungbất kỳ một thành phần nào của sữa hoặc bất cứ thành phần nào khác kể cả phụ giathực phẩm, đã qua tiệt trùng.

Thứ tư, sữa tươi tiệt trùng: Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bấtkỳ một thành phần nào của sữa, có thể bổ sung đường và các loại nguyên liệu khácví dụ như nước quả, cacao, cà phê, phụ gia thực phẩm, đã qua tiệt trùng.

Như vậy các hãng sữa chỉ bắt buộc sử dụng sữa tươi để đưa vào chương trình sữa học còn lựa chọn sản phẩm sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng, nguyên chất mà chưa có sự thống nhất chung.

Thực tế này đặt ra câu hỏi, nên chăng Bộ Y tế (cơ quan chủ trì chuyên môn) nên đưa ra một tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm sữa học đường. Dựa trên vào đó để các hãng sữa nếu tham gia chương trình Sữa học đường phải sản xuất sản phẩm đạt chất lượng.

Cùng với đó tăng cường công tác hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai chương trình tại các trường học, đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sữa đưa vào trường học.

Hiện Hà Nội đang tiến hành đấu thầu lựa chọn thương hiệu sữa tham gia chương trình sữa học đường Hà Nội. Trong 3 doanh nghiệp tham gia đấu thầu thì Vinamilk và TH True MILK là hai doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.

Theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến, sữa trong chương trình Sữa học đường khác so với những sữa tươi đang bán trên thị trường, được dán tem riêng, không bán ngoài thị trường.

"Sữa này được bổ sung thêm một số vi chất theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia để tăng chiều cao và phát triển thể lực cho trẻ, lượng bổ sung phù hợp với từng lứa tuổi trong học đường" - ông Phạm Xuân Tiến nhấn mạnh.

Trước nhiều ý kiến cho rằng, việc các gia đình đã chủ động bổ sung sữa nhập ngoại cho con em, ông Phạm Xuân Tiến lý giải, chưa chắc sữa nhập ngoại đã có đủ các thành phần còn thiếu theo khuyến nghị của chương trình sữa học đường tại Việt Nam.

Theo thông tin của ông Phạm Xuân Tiến đưa ra có thể hiểu doanh nghiệp trúng thầu sữa học đường Hà Nội sau đây sẽ phải sản xuất một sản phẩm sữa mới, chuyên biệt khác với sữa đang bán trên thị trường. Như vậy sản phẩm sữa này sẽ có công thức, thành phần dinh dưỡng chuyên biệt. Tuy nhiên công thức này được dựa theo tiêu chuẩn nào là dâu hỏi.

Ngoài Hà Nội, theo Nghị quyết của HĐND TP HCM quyết định chương trình sữa học đường tại TP HCM sẽ triển khai trong học kỳ 2 năm học 2018 - 2019 tại 10 quận, huyện trên địa bàn.

Theo đó, Sở Giáo dục TP và UBND các quận, huyện phối hợp triển khai Đề án. 

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm ký Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách.

Theo đó, đối tượng thụ hưởng là trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các trường công lập, ngoài công lập; trẻ em học lớp mẫu giáo độc lập tư thục; trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang học tại các trường học tham gia Đề án. 

Trong thời gian thực hiện Đề án, mỗi trẻ được uống 1 hộp sữa dung tích 180ml/ lần/ ngày, 5 lần/ tuần trong 9 tháng, trừ 3 tháng hè. Kinh phí thực hiện sẽ lấy từ ngân sách thành phố, doanh nghiệp cung cấp sữa, phụ huynh học sinh và đóng góp của xã hội.

Cụ thể, ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%. Đối với trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, trẻ đang sống tại cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập ngân sách thành phố hỗ trợ 50%, phần còn lại do doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ. 

Đề án sẽ triển khai ngay trong học kỳ 2 năm học 2018 - 2019 (tức là đầu tháng 1/2019) với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học lớp 1 trên địa bàn quận 9, quận 12, quận Thủ Đức, quận Tân Phú, quận Bình Tân, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ. 

UBND TP HCM sẽ sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án, báo cáo trong kỳ họp thường lệ giữa năm 2019 cho HĐND TP.HCM, và có đề xuất điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế. 

 

Thị trường giá nông sản hôm nay 29/10: Giá tiêu, giá cà phê tiếp tục tăng mạnh đầu tuần

Thị trường giá nông sản hôm nay 29/10, ghi nhận giá cà phê và giá tiêu đang tiếp tục tăng mạnh trên thị trường, giá tiêu dự báo vượt mức 60.000 đồng/kg.

 

Giá cả thị trường tuần qua: Giá xăng, thịt heo giảm nhẹ

Giá cả thị trường tuần qua ghi nhận giá một số mặt hàng như xăng, thịt heo giảm trong khi giá rau xanh tại TP HCM tăng mạnh sau kỳ mưa kéo dài.

 

Người trúng giải Vietlott gần 97 tỉ đồng ở TP HCM

Người trúng giải Jackpot 1 thuộc loại hình vé số Power 6/55 trị giá 96,7 tỉ đồng được xác định tại TP HCM.