Sữa mẹ giống 'đồng hồ', có thể giúp trẻ hết ‘ngủ ngày cày đêm’

Thứ ba, 13/08/2019, 11:35 AM

Sữa mẹ không chỉ là một bữa ăn - đó còn là một chiếc đồng hồ, cung cấp thông tin thời gian cho trẻ sơ sinh, tờ Science Alert ngày 12/8 dẫn một kết quả nghiên cứu mới cho hay.

sua-me-giong-dong-ho-co-the-giup-tre-het-ngu-ngay-cay-dem
Ảnh minh họa

Thành phần của sữa mẹ thay đổi trong suốt cả ngày để phù hợp với nhu cầu của trẻ ở các khoảng thời gian khác nhau. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là cách để sữa mẹ lập trình sinh học cho trẻ sơ sinh, cho phép trẻ sơ sinh phân biệt ngày với đêm.

Giấc ngủ, ăn uống và mức năng lượng đều thể hiện nhịp sinh học, có nghĩa là chúng tuân theo một chu kỳ hàng ngày. Nhịp điệu sinh học của trẻ sơ sinh chưa được thiết lập đầy đủ. Thay vào đó, cảm giác ngày và đêm của trẻ phát triển trong những tuần và tháng đầu tiên của trẻ, nhờ các tín hiệu như ánh sáng mặt trời và bóng tối.

Sữa mẹ cũng góp phần vào quá trình này. Sữa mẹ thay đổi đáng kể trong suốt cả ngày. Ví dụ, mức độ cortisol - một loại hormone thúc đẩy sự tỉnh táo – trong sữa buổi sáng cao hơn sữa buổi tối gấp ba lần.

Melatonin, thúc đẩy giấc ngủ và tiêu hóa, hầu như không thể được phát hiện trong sữa ban ngày, nhưng tăng vào buổi tối và cao điểm vào khoảng nửa đêm.

Ngược lại, sữa ban ngày có nhiều axit amin thúc đẩy hoạt động hơn sữa đêm.

Lượng sắt trong sữa cao nhất vào khoảng giữa trưa ; vitamin E vào buổi tối. Các khoáng chất như magiê, kẽm, kali và natri đều cao nhất vào buổi sáng .

Sữa ban ngày cũng bao gồm một “gói” miễn dịch đặc biệt. Các thành phần miễn dịch - bao gồm các kháng thể chính và tế bào bạch cầu - có vẻ cao hơn trong sữa ban ngày so với sữa đêm.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy mức độ một thành phần quan trọng đối với giao tiếp hệ thống miễn dịch trong sữa ban ngày cao hơn so với sữa đêm.

Các nhà khoa học khẳng định, các hormone và thành phần miễn dịch trong sữa mẹ được truyền cho trẻ sơ sinh giúp tinh chỉnh nhịp sinh học của trẻ trong những tháng đầu đời.

Điều này cũng đặt câu hỏi về điều gì xảy ra khi trẻ uống sữa không trực tiếp từ vú mẹ mà là sữa mẹ được hút ra bình trong các thời điểm khác nhau trong ngày và được lưu trữ trước khi cho trẻ bú. Các nhà khoa học hiếm khi xem xét tác động tiềm tàng của sữa “không đúng giờ” đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, nhưng những tác động này có khả năng ảnh hưởng sâu rộng.

 

Mổ cứu thai nhi 35 tuần tuổi nguy kịch do mẹ tử vong ngoại viện

Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa qua đã phải tiến hành mổ cấp cứu trẻ sơ sinh sau khi sản phụ nhập viện trong tình trạng tử vong ngoại viện.

 

Sự phát triển của thai nhi tuần 7: Em bé bằng hạt đậu lăng

Sự phát triển của thai nhi tuần 7 là khi mũi, miệng và tai của bé bắt đầu hình thành, ruột và não bắt đầu phát triển. Tay, chân bé bắt đầu chồi ra.

 

Bệnh viện nào mới đạt chuẩn để được áp dụng giá dịch vụ giường bệnh 4 triệu/ngày?

Trong buổi gặp mặt báo chí diễn ra tại Bộ Y tế chiều nay, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính đã có những câu trả lời xung quanh vấn đề xây dựng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế công lập.