Tại sao các quốc gia châu Á kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt hơn phương Tây?

Thứ năm, 02/04/2020, 15:00 PM

Việc các quốc gia ở châu Á kiểm soát dịch tốt hơn phương Tây khiến nhiều chuyên gia y tế đặt nghi vấn về lời khuyên không nên đeo khẩu trang của WHO.

Khẩu trang góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Khẩu trang góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, người dân ở nhiều nơi bắt buộc phải đeo khẩu trang. Bất kỳ ai không đeo sẽ bị xã hội xa lánh. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay Hong Kong, nếu bạn ra đường mà không đeo khẩu trang, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những ánh nhìn kỳ thị. Thậm chí là không cho vào cửa hàng, vào nhà.

Tuy nhiên, một số quốc gia khác như Mỹ, Australia, hay ở châu Âu, bạn không đeo khẩu trang cũng chẳng sao. Ngược lại, những người dùng khẩu trang lại bị xa lánh, hoặc tấn công bạo lực.

Thực tế, đại dịch đang diễn biến cực kỳ phức tạp ở các nước như Ý, Tây Ban Nha, Mỹ....trong khi đó ở châu Á, các nước kiểm soát dịch rất hiệu quả. Điều này khiến nhiều chuyên gia y tế đặt nghi vấn về lời khuyên không nên đeo khẩu trang của WHO.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết những người khỏe mạnh thường không cần phải đeo khẩu trang.

Jerome Adams, một bác sĩ phẫu thuật người Mỹ kiêm phát ngôn viên của Chính phủ liên bang về sức khỏe cộng đồng, kêu gọi người Mỹ ngừng mua khẩu trang, vì nó có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung cho nhân viên chăm sóc sức khỏe.

“Mọi người hãy ngừng mua khẩu trang ngay! Chúng không có tác dụng nhiều trong việc ngăn chặn virus corona đâu. Nếu như lực lượng y tế không có đủ trang thiết bị để làm công việc của họ, điều đó mới thực sự khiến cộng đồng của chúng ta gặp nguy hiểm!”, ông viết trên Twitter.

Các chuyên gia y tế có nhiều quan điểm trái chiều về hiệu quả của khẩu trang trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona vì chúng lây truyền qua các giọt bắn từ việc ho hoặc hắt hơi. Một số người khẳng định việc rửa tay là quan trọng hơn.

Người dân Châu Á vẫn thận trọng đeo khẩu trang hàng ngày. Họ giả định bất kỳ ai cũng có thể là người mang mầm bệnh, kể cả những người trong trạng thái khỏe mạnh.

Trên thực tế, một số bằng chứng cho thấy có nhiều người nhiễm bệnh nhưng không có hoặc có ít triệu chứng xuất hiện.

Benjamin Cowling, nhà dịch tễ học ở Đại học Hong Kong, nói: “Nếu khẩu trang được sử dụng ở những nơi tụ tập đông người, nó có thể góp phần ngăn chặn tốc độ lan truyền dịch bệnh”.

Từ lâu, người dân khu vực Đông Á có thói quen đeo khẩu trang khi ốm bởi họ coi hành vi hắt hơi hoặc ho nơi công cộng là bất lịch sự. Dịch SARS năm 2003 cũng cho thấy tầm quan trọng của chiếc khẩu trang, đặc biệt ở nơi có nhiều ca tử vong như Hong Kong.

Một số người cho rằng việc đeo khẩu trang thường xuyên như một lời nhắc nhở về sự tồn tại của virus trong đời sống.

Bài liên quan