Tại sao lại đưa Masan vào ban soạn thảo tiêu chuẩn nước mắm

Thứ sáu, 15/03/2019, 17:34 PM

Tại sao Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và cơ quan soạn thảo đưa một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước chấm công nghiệp như Masan vào cùng tham gia soạn thảo tiêu chuẩn?

tai-sao-lai-dua-masan-vao-ban-soan-thao-tieu-chuan-nuoc-mam
Tại sao Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và cơ quan soạn thảo đưa một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước chấm công nghiệp như Masan vào cùng tham gia soạn thảo tiêu chuẩn? Ảnh minh họa

Liên quan đến thông tin trong thành phần của Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm nước mắm (gọi tắt là ban soạn thảo) có cả đại diện của Tập đoàn Masan - một doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước chấm công nghiệp.

Theo đó, bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, Trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam, ngày 23/2/2017, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã ra Quyết định số 200/QĐ-QLCL thành lập ban biên soạn, trong đó không có đại diện Masan.

Đến ngày 6/2/2018, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản lại ban hành Quyết định số 46/QĐ-QLCL về việc kiện toàn ban biên soạn thay thế Quyết định số 200/QĐ-QLCL để bổ sung đại diện của Masan vào thành phần ban biên soạn theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ NN-PTNT.

Theo TS Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch - AFT, ngay sau khi được bổ sung vào thành phần ban biên soạn, đại diện của Masan đã kiên quyết đòi thay thế cụm từ “nước mắm truyền thống” bằng “nước mắm nguyên chất” và giữ cụm từ “nước mắm” để chỉ nước mắm pha chế công nghiệp”.

Sau này, việc cơ quan chủ trì soạn thảo không chấp nhận sử dụng khái niệm nước mắm truyền thống là nguyên nhân khiến nhiều nhà khoa học và doanh nghiệp làm mắm phản đối dự thảo TCVN 1260:2019. 

Bà Trần Thị Dung, một chuyên gia về nước mắm, thành viên Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam, cho biết đã vô tình được tiếp xúc với hồ sơ thành lập Hội nước mắm Việt Nam và thấy rằng danh sách của Ban vận động thành lập Hội nước mắm Việt Nam có 6 doanh nghiệp của Masan và một vài doanh nghiệp cung cấp muối cho doanh nghiệp này.

Theo bà Dung, hiệp hội này không hề sản xuất nước mắm nhưng lại đặt tên hội có chữ “nước mắm”, nên đã đề nghị không được đánh đồng khái niệm.

Ngày 13/3, Hiệp hội nước mắm Phú Quốc vừa tổ chức hội nghị đóng góp cho bản dự thảo TCVN 12607: 2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm.Tại hội nghị này, đại diện Masan Phú Quốc ủng hộ việc lấy ý kiến rộng rãi các doanh nghiệp và cơ sở để tiêu chuẩn đi càng sát với thực tế càng tốt. Quan trọng nhất là cần có sự đồng thuận cao của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đại diện Masan lên tiếng ủng hộ dự thảo quy định về tiêu chuẩn nước mắm nói trên và cho rằng dự thảo đã tuân thủ được tiêu chuẩn quốc tế và rất khả thi.

“Đối với Masan, chúng tôi thấy tiêu chuẩn này là cơ hội để chúng ta vươn tầm sản phẩm mình hơn. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong ngành chúng tôi tin tiêu chuẩn này là khả thi”, đại diện Masan Phú Quốc nói.

Ngược lại, nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng dự thảo TCVN 12607: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm rất “Khó hiểu, không sát thực tế”.

Bà Nguyễn Kim Chi, đại diện cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc nói: “Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần và được một số chuyên gia giải thích nhưng vẫn không hiểu được nội dung, mục đích của bản dự thảo này ra đời làm gì. Có quá nhiều từ ngữ khó hiểu, nhiều quy định dư thừa”.

Bà Nguyễn Kim Chi đặt vấn đề: Vì sao phải bắt cái truyền thống của dân tộc theo cái chuẩn của quốc tế? Nếu dự thảo bản thực hành này được thông qua, những cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống như chúng tôi sẽ chết hết.

“Phải có tiêu chuẩn riêng, tách bạch cho nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp hay nước mắm gì đó chứ không nên lẫn lộn như vậy được”, bà Chi đề nghị.

Còn ông Nguyễn Văn Giá, đại diện cơ sở sản xuất nước mắm Phú Hưng đặt vấn đề: Khi soạn thảo văn bản, ban soạn thảo có ý kiến các doanh nghiệp sản xuất nước mắm ở Phú Quốc hay không?

Ngoài ra ông Giá cho rằng sự thảo có nội dung và từ ngữ không phù hợp, nhạy cảm có thể hướng người dân có ý nghĩ không tốt nước mắm truyền thống.

 

Kiểm tra 2.000 ha đất bỏ hoang ở Mê Linh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội kiểm tra và xử lý phản ánh liên quan đến gần 2.000 ha đất dự án đô thị bỏ hoang nhiều năm nay ở huyện Mê Linh.

 

BOT giao thông: Vì sao nhà đầu nước ngoài không mặn mà?

Dù nguồn vốn đầu tư giao thông theo hình thức BOT còn thiếu, dù đầu tư BOT là “ăn chắc” nhưng vì sao nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà?

 

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh từng tặng nhà Seungri

Thành viên Big Bang, Seungri bị cáo buộc quay lén cảnh quan hệ tình dục và phát tán nó cho các bạn của mình xem từng được Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh tặng nhà dát vàng