Tân Hiệp Phát tham vọng sản xuất ba tỷ lít đồ uống vào năm 2023

Thứ tư, 13/03/2019, 13:24 PM

Mới đây, Tân Hiệp Phát đầu tư 4.000 tỷ đồng xây nhà máy mới tại Hậu Giang với công nghệ vô trùng Aseptic hiện đại, mục tiêu tăng gấp ba sản lượng trong 4 năm tới.

tan-hiep-phat-tham-vong-san-xuat-ba-ty-lit-do-uong-vao-nam-2023
Nhà máy Number One Hậu Giang hiện đã hoàn thành giai đoạn một, quy mô vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Dự kiến vào ngày 14/3 tới, tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) sẽ khánh thành nhà máy Number One Hậu Giang tại khu công nghiệp Sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, diện tích 40ha, đây sẽ là nhà máy nước giải khát có quy mô lớn nhất khu vực miền Tây Nam Bộ trong hiện tại và trở thành nhà máy có hiệu năng sản xuất lớn nhất Việt Nam khi hoàn thiện với tổng công suất lên tới 1 tỷ lít/năm.

Nhà máy được đầu tư hoàn toàn mới với toàn bộ hệ thống công nghệ khép kín vô trùng Aseptic của GEA Procomac (Italy). Trước mắt, nhà máy sẽ vận hành 01 hệ thống dây chuyền Aseptic cho công suất 48.000 chai sản phẩm/giờ, 130 triệu lít/năm. THP cũng đang tiếp tục lắp đặt thêm hai hệ thống dây chuyền, nâng công suất giai đoạn 1 lên 300 triệu lít/năm. Tổng chi phí cho giai đoạn này là 1.800 tỷ đồng. 

Dự kiến vào ngày 14/3 tới, tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát (THP) sẽ khánh thành nhà máy Number One Hậu Giang tại khu công nghiệp Sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Với tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng, diện tích 40ha, đây sẽ là nhà máy nước giải khát có quy mô lớn nhất khu vực miền Tây Nam Bộ trong hiện tại và trở thành nhà máy có hiệu năng sản xuất lớn nhất Việt Nam khi hoàn thiện với tổng công suất lên tới 1 tỷ lít/năm.

tan-hiep-phat-tham-vong-san-xuat-ba-ty-lit-do-uong-vao-nam-2023
Trước mắt, nhà máy sẽ vận hành 01 hệ thống dây chuyền Aseptic cho công suất 48.000 chai sản phẩm/giờ, 130 triệu lít/năm.

Nhà máy được đầu tư hoàn toàn mới với toàn bộ hệ thống công nghệ khép kín vô trùng Aseptic của GEA Procomac (Italy). Trước mắt, nhà máy sẽ vận hành 01 hệ thống dây chuyền Aseptic cho công suất 48.000 chai sản phẩm/giờ, 130 triệu lít/năm. THP cũng đang tiếp tục lắp đặt thêm hai hệ thống dây chuyền, nâng công suất giai đoạn 1 lên 300 triệu lít/năm. Tổng chi phí cho giai đoạn này là 1.800 tỷ đồng. 

Với công nghệ khép kín vô trùng Aseptic, THP sẽ sản xuất các sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe như trà thanh nhiệt Dr. Thanh, trà xanh Không Độ, nước tăng lực Number One, trà sữa Macchiato Không Độ. 

Nhà máy cũng sẽ tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú tại Đồng bằng sông Cửu Long như các loại trái cây để phát triển và sản xuất các thức uống giải khát hoàn toàn mới. Điều này vừa giúp bao tiêu sản phẩm cho người dân, thúc đẩy kinh tế khu vực, vừa phục vụ tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế các loại đồ uống mới có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Chia sẻ lý do chọn đặt nhà máy tại Hậu Giang, đại diện Tân Hiệp Phát cho biết địa phương này là trung tâm của vùng sông Hậu, cho phép công ty phân phối sản phẩm thuận tiện và tiết kiệm chi phí trên khắp Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn phục vụ xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan và các nước khác bằng đường biển.

"Khu vực này rất quan trọng về mặt chiến lược khi có những đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng hai con số của THP trong những năm qua", đại diện công ty khẳng định.

tan-hiep-phat-tham-vong-san-xuat-ba-ty-lit-do-uong-vao-nam-2023
Dây chuyền sản xuất Aseptic (Italy) cho phép khử trùng tuyệt đối tại tất cả các khâu.

Việc thành lập nhà máy mới nằm trong kế hoạch nâng gấp ba sản lượng của Tân Hiệp Phát trong trung hạn. 

"Mục tiêu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc xây nhà máy thứ tư tại Hậu Giang mà hướng tới xuất khẩu ra toàn cầu, tăng tỷ lệ xuất khẩu lên 10% vào năm 2023", đại diện doanh nghiệp dẫn đầu thị phần trà đóng chai tại Việt Nam cho biết.

Theo kế hoạch, đến năm 2023, tập đoàn sẽ sản xuất hơn ba tỷ lít đồ uống mỗi năm, tăng gấp ba lần so với sản lượng một tỷ lít hiện tại. Về doanh thu, THP kỳ vọng thu về 3 tỷ USD vào năm 2027. 

Hiện thị trường 90 triệu dân của Việt Nam vẫn là thị trường chủ chốt. Ngoài ra sản phẩm của THP hiện xuất tới khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Pháp, Hà Lan, Australia, Hàn Quốc, Singapore...

Với tầm nhìn vươn ra thế giới, tập đoàn dự kiến xây dựng nhà máy tại các quốc gia khác nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, mở rộng danh mục sản phẩm và nâng cao tầm vóc của tập đoàn.

tan-hiep-phat-tham-vong-san-xuat-ba-ty-lit-do-uong-vao-nam-2023

Với công nghệ khép kín vô trùng Aseptic, THP sẽ sản xuất các sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe như trà thanh nhiệt Dr. Thanh, trà xanh Không Độ, nước tăng lực Number One, trà sữa Macchiato Không Độ. 

Nhà máy cũng sẽ tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú tại Đồng bằng sông Cửu Long như các loại trái cây để phát triển và sản xuất các thức uống giải khát hoàn toàn mới. Điều này vừa giúp bao tiêu sản phẩm cho người dân, thúc đẩy kinh tế khu vực, vừa phục vụ tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế các loại đồ uống mới có nguồn gốc tự nhiên, tốt cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Chia sẻ lý do chọn đặt nhà máy tại Hậu Giang, đại diện Tân Hiệp Phát cho biết địa phương này là trung tâm của vùng sông Hậu, cho phép công ty phân phối sản phẩm thuận tiện và tiết kiệm chi phí trên khắp Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn phục vụ xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan và các nước khác bằng đường biển.

"Khu vực này rất quan trọng về mặt chiến lược khi có những đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng hai con số của THP trong những năm qua", đại diện công ty khẳng định.

Việc thành lập nhà máy mới nằm trong kế hoạch nâng gấp ba sản lượng của Tân Hiệp Phát trong trung hạn. 

"Mục tiêu của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc xây nhà máy thứ tư tại Hậu Giang mà hướng tới xuất khẩu ra toàn cầu, tăng tỷ lệ xuất khẩu lên 10% vào năm 2023", đại diện doanh nghiệp dẫn đầu thị phần trà đóng chai tại Việt Nam cho biết.

Theo kế hoạch, đến năm 2023, tập đoàn sẽ sản xuất hơn ba tỷ lít đồ uống mỗi năm, tăng gấp ba lần so với sản lượng một tỷ lít hiện tại. Về doanh thu, THP kỳ vọng thu về 3 tỷ USD vào năm 2027. 

Hiện thị trường 90 triệu dân của Việt Nam vẫn là thị trường chủ chốt. Ngoài ra sản phẩm của THP hiện xuất tới khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Pháp, Hà Lan, Australia, Hàn Quốc, Singapore...

Với tầm nhìn vươn ra thế giới, tập đoàn dự kiến xây dựng nhà máy tại các quốc gia khác nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, mở rộng danh mục sản phẩm và nâng cao tầm vóc của tập đoàn.

 

Đoàn các doanh nghiệp xuất khẩu Canada đến thăm Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Ngày 01/03, đoàn khách gần 20 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất, xuất khẩu đậu nành, Hiệp hội Đậu nành của Canada do đại diện Tổng lãnh sự quán Canada tại TP HCM dẫn đầu đã đến thăm và tham quan nhà máy của Tập đoàn Tân Hiệp Phát tại tỉnh Bình Dương. Chuyến đi nằm trong lịch trình tìm hiểu thị trường và cơ hội hợp tác, xuất khẩu của đoàn doanh nghiệp Canada tại Việt Nam.

 

Tân Hiệp Phát lầ thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia 2018

Tối ngày 20/12/2018 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tập đoàn Tân Hiệp Phát được vinh danh “Thương hiệu quốc gia 2018”. Đây là lần thứ 4 liên tiếp Tân Hiệp Phát đạt được danh hiệu này.

 

Competing with Giants là cầu nối cho sinh viên Semester At Sea tham quan Tân Hiệp Phát

Ngày 15/11, đoàn sinh viên quốc tế của chương trình Học kỳ trên biển - Semester at Sea năm 2019 cùng Giáo sư Gail Ayala Taylor và chuyên gia kinh tế John Kador đã có chuyến tham quan nhà máy và trải nghiệm tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát.