Tân Hoa Xã: Tại Bắc Kinh, ông Duterte muốn tăng cường khai thác Biển Đông với Trung Quốc, không đề cập đến phán quyết 2016

Thứ sáu, 30/08/2019, 08:34 AM

Bài viết của Tân Hoa Xã về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Philippines tại Bắc Kinh không đề cập gì đến phán quyết về Biển Đông năm 2016 mà khẳng định Tổng thống Philippines muốn tăng cường khai thác dầu khí chung với Trung Quốc, Reuters đưa tin.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Duterte bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Duterte bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông.

Đầu tháng 8/2019, người phát ngôn của Tổng thống Philippines cho biết ông Duterte sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh để thảo luận về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 về Biển Đông, trong đó vô hiệu hóa đường lưỡi bò hay đường 9 đọa mà Bắc Kinh tự vẽ ra hòng chiếm gần như toàn bộ Biển Đông.

Tuy nhiên, tin tức về cuộc gặp ngày 29/8 tại Bắc Kinh được đăng tải trên hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã không đề cập gì đến phán quyết này.

Thay vào đó, Tân Hoa Xã cho biết, hai bên bày tỏ mong muốn tăng cường các hoạt động khai thác chung dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề nghị tăng cường hợp tác hơn nữa với Philippines về các hoạt động khai thác dầu và khí đốt ở Biển Đông.

Theo ông Tập, Trung Quốc và Philippines có thể có "bước tiến lớn hơn" trong việc phát triển các hoạt động khai thác chung nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông nếu họ có thể "xử lý" tranh chấp một cách đúng đắn.

Theo Tân Hoa Xã, ông Tập kêu gọi hai bên "gạt tranh chấp sang một bên, loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài và tập trung vào việc tiến hành hợp tác, nỗ lực và tìm kiếm sự phát triển".

"Miễn là hai bên xử lý vấn đề Biển Đông đúng cách, bầu không khí quan hệ song phương sẽ ổn định, nền tảng của mối quan hệ sẽ ổn định, hòa bình và ổn định khu vực sẽ có một sự đảm bảo quan trọng", ông Tập nói.

Hai bên có thể có một "bước tiến lớn hơn" trong sự phát triển chung của các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi, ông Tập cho hay.

Trong khi đó, ông Duterte "bày tỏ quan điểm rằng con đường giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông là thông qua hợp tác, chứ không phải đối đầu”. Ông cũng cam kết tăng tốc khai thác chung dầu khí trên biển với Trung Quốc.

Hôm 29/8, Trung Quốc và Philippines tuyên bố thành lập "ban chỉ đạo chung liên chính phủ và một nhóm làm việc giữa các doanh nghiệp liên quan" về hợp tác dầu khí.

Chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 5 của ông Duterte diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng gần đây trên Biển Đông do nhiều hành động phi lý của Trung Quốc. Các tàu Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa của Việt Nam và vùng biển Philippines.

Hồi tháng 7/2019, tàu Trung Quốc cũng đâm chìm một tàu Philippines rồi bỏ chạy, dấy lên chỉ trích dữ dội của người dân Philippines với Bắc Kinh. Ông Duterte đang bị dư luận trong nước cho là quá mềm mỏng với Trung Quốc.

 

Tình hình Biển Đông căng thẳng buộc các nước lớn phải lên tiếng

Tất cả các quốc gia đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh hòa bình và ổn định trong bối cảnh tình hình Biển Đông nhiều biến động và căng thẳng hiện nay.

 

Quốc hội Triều Tiên phê chuẩn hiến pháp để Kim Jong-un thành nguyên thủ quốc gia

Hãng thông tấn nhà nước KCNA của Triều Tiên ngày 29/8 đưa tin cho biết, Quốc hội nước này đã phê chuẩn sửa đổi hiến pháp để nhà lãnh đạo Kim Jong-un được công nhận là nguyên thủ quốc gia về mặt pháp lý.

 

Sức mạnh của hạm đội trẻ nhất, vừa đầy năm của Hải quân Mỹ

Bị giải tán vào năm 2011 sau đó được tái lập lại vào năm 2018, tính tới ngày 24/8 năm nay Hạm đội 2 Hải quân Mỹ chính thức tròn... một tuổi và là hạm đội trẻ nhất trong biên chế lực lượng này.