Tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu kịch khung: Túi tiền người dân đâu phải nồi cơm Thạch Sanh

Chủ nhật, 25/02/2018, 06:33 AM

Theo PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội Khóa 13 Bộ Tài chính cần công khai việc sử dụng tiền thu từ thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, người dân nộp thuế phải biết thuế đó dùng làm gì, đầu tư vào đâu, chi có đúng mục đích không…

undefined
Túi tiền người dân đâu phải nồi cơm Thạch Sanh. Ảnh minh họa

Minh bạch thu chi trước khi tăng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dư luận cho dự thảo nghị quyết trình Chính phủ về biểu thuế bảo vệ môi trường.

Theo đó, từ ngày 1/7/2018, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu được đề xuất tăng lên kịch khung quy định của luật.

Cụ thể, xăng: Đề nghị tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít. Dầu diesel: Đề nghị tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Mỡ nhờn: từ 900 đồng/kg lên mức trần 2.000 đồng/kg.

Lý do được Bộ Tài chính lý giải là do thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu giảm, phải tăng thuế bảo vệ môi trường trong giá xăng dầu lên. Làm như vậy để có nguồn chi bảo vệ môi trường mà theo Bộ Tài chính, với đề nghị tăng thuế kể trên, mỗi năm sẽ thu được thêm gần 15.700 tỉ đồng, nâng tổng số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến khoảng 57.312 tỷ đồng mỗi năm.

tang-thue-xang-dau-kich-khung-tui-tien-nguoi-dan-dau-phai-noi-com-thach-sanh
Theo PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội Khóa 13 Bộ Tài chính cần công khai việc sử dụng tiền thu từ thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.

Trước đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường và lý do được Bộ Tài chính đưa ra, trao đổi với phóng viên, PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường, Đại biểu Quốc hội Khóa 13 cho rằng, tăng thuế dù ít dù nhiều đều ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Đặc biệt khi tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu – một mặt hàng có nhu cầu sử dụng rất lớn trong đời sống hàng ngày cũng như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vận tải hàng hóa…

“Vấn đề ở đây tăng thuế bảo vệ môi trường tôi cho rằng cần thiết nhưng tăng như thế nào, tăng thời điểm nào, lúc này đã là thời điểm thích hợp để tăng chưa… Năm qua chúng ta về đích với tăng trưởng GDP 6,81%, một con số đáng mừng, thu ngân sách năm 2017 cũng ước vượt dự toán 5%.

Điều đó thể hiện chúng ta đang trên đà tăng trưởng tốt, vậy không có lý do gì tăng thuế bảo vệ môi trường thời điểm này, tăng thuế sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế”, PGS.TS Bùi Thị An cho biết.

PGS.TS Bùi Thị An phân tích, trước nay thuế bảo vệ môi trường tính trong mỗi lít xăng là 3.000 đồng, tổng nguồn thu hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm từ nguồn này đã được dùng vào những hạng mục, công trình bảo vệ môi trường nào không được Bộ Tài chính, các cơ quan Chính phủ công khai.

“Công khai ở đây không phải chỉ giữa cơ quan biết với nhau mà phải thông tin trên cơ quan báo chí như đài truyền hình, phát thanh. Việc công khai phải được thực hiện định kỳ từng quý” PGS. An cho biết.

Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường chỉ rõ tăng thuế bảo vệ môi trường, nếu dùng cho công tác bảo vệ môi trường, nâng cao môi sinh, cải tạo tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí…Việc tăng thuế tuy ảnh hưởng đời sống nhưng người dân vui vẻ.

Tuy nhiên nếu tăng thuế bảo vệ môi trường mà hiện trạng môi trường, môi sinh không tốt, môi trường không cải thiện. Hay là tiền thuế bảo vệ môi trường được dùng cho chuyện khác, được hòa vào ngân sách chung để đầu tư những dự án thua lỗ?

Không minh bạch người dân sẽ bất mãn

Ngoài ra, PGS Bùi Thị An cho rằng mức tăng thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính đề xuất tuy chỉ tăng thêm 1.000 đồng/ lít xăng nhưng tác động của nó đến cung – cầu, đến giá cả hàng hóa rất lớn. Giá đầu vào sản phẩm gồm: Chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất nguyên liêu, vận chuyển nguyên liệu, chi phí thuế, phí, chí phí nhân công. Đến khi sản phẩm sản xuất ra phải gánh thêm chi phí vận tải, chi phí bán hàng, quảng cáo, tiếp thị.

Khi tăng giá xăng sẽ nâng giá đầu vào, đồng nghĩa giá thành sản phẩm bán ra sẽ tăng. Sản phẩm tăng doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ sản phẩm bởi người dân thắt chặt chi tiêu, người dân chỉ chi tiền cho sản phẩm hàng hóa thiết yếu. Từ đó doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến thu hẹp sản xuất và cuối cùng có thể là phá sản, giải thể.

“Trước khi tăng thuế bảo vệ môi trường Bộ Tài chính phải lý giải thuyết phục người dân về lý do tăng thuế, nếu minh bạch tôi nghĩ người dân còn ủng hộ vì đồng tiền của họ đã được sử dụng đúng mục đích, có ý nghĩa. Còn không thì có thu thêm dù chỉ một đồng, dân vẫn bất mãn”, bà An cho hay.

Một trong những băn khoăn khác của PGS Bùi Thị An về việc Bộ Tài chính tăng thuế bảo vệ môi trường thời điểm này chính là cơ câu thuế phí trong giá thành 1 lít xăng người dân phải gánh.

Hiện tại giá xăng E5 RON92 đang được bán với mức 18.340đồng/lít. Mức giá xăng trên giá thành xăng nhập khẩu còn phải chịu các loại thuế: Thuế nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế VAT; Thuế bảo vệ môi trường; Chi phí định mức; Lợi nhuận định mức; Chi quỹ bình ổn. 

Chỉ tính riêng thuế bảo vệ môi trường với xăng đang áp mức hiện nay là 3.000 đồng/lít, như vậy với giá xăng E5 RON92: 18.340đồng/lít, vậy nguyên thuế bảo vệ môi trường chiếm đến 16,3%. Nếu tăng thuế bảo vệ môi trường từ 3.000 lên 4.000, riêng thuế bảo vệ môi trường chiếm đến 21,8% trong cơ cấu giá xăng (mức giá xăng 18.340 đồng/lít).

Với cơ cấu 1 loại thuế chiếm đến hơn 20% trên giá thành sản phẩm xăng PGS Bùi Thị An khẳng định quá cao. Chính vì thế không nên điều chính tăng thuế bảo vệ môi trương lê xăng dầu thời điểm này.

 

Dân chỉ móc ví vài ngàn, ngân sách có ngay tỷ USD

Khi tăng thuế bảo vệ môi trường lên 1.000 hay 3.000 đồng như trước đây, mỗi lần đổ xăng dân phải móc ví thêm vài ba ngàn nhưng ngân sách thu được cả chục ngàn tỷ (tương đương hàng tỷ USD)

 

Tăng thuế bảo vệ môi trường kịch trần: Chỉ sử dụng cho bảo vệ môi trường hay làm việc khác?

TS Nguyễn Minh Phong lo ngại thuế bảo vệ môi trường thu về nhưng không sử dụng đúng mục đích bảo vệ môi trường, mà dùng làm việc khác.

 

Thuế xăng dầu tăng kịch khung lên 4.000 đồng/lít: Người nghèo chịu thiệt nhất

Bộ Tài chính đề xuất tăng kịch khung lên 4.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ 1/7 tới. .