'Tẩy chay' Big C, cơ hội cho nhà bán lẻ trong nước?

Thứ sáu, 05/07/2019, 15:53 PM

Việc Big C ngừng nhập các mặt hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt gây ra phản ứng tiêu cực trong dư luận, liệu đây có phải là cơ hội cho nhà bán lẻ trong nước?

tay-chay-big-c-co-hoi-cho-nha-ban-le-trong-nuoc
Việc Big C ngừng nhập các mặt hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt gây ra phản ứng tiêu cực trong dư luận, liệu đây có phải là cơ hội cho nhà bán lẻ trong nước? Ảnh minh họa

Sự việc Big C ngừng nhập các mặt hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt đang có nhiều ý kiến trái chiều về vụ việc này, một bên phản ứng tiêu cực kêu gọi tẩy chay Big C và nhiều hàng hoá Thái trên đất Việt.

Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng, Big C ngừng nhập hàng may mặc cũng là dịp để doanh nghiệp sản xuất trong nước tỉnh ngộ, tìm cách tự thay đổi tìm hướng đi mới tương lai, tránh việc phụ thuộc.

Trở lại với vụ việc, ngay khi nhận thông báo từ Big C, hàng trăm người lao động và chủ doanh nghiệp dệt may tập trung tại văn phòng đại diện Central Group ở Thành phố Hồ Chí Minh, căng băng rôn biểu ngữ, phản đối động thái từ chối nhập hàng may mặc Việt Nam của Central Group…

Tinh thần hàng Việt dâng cao, trên truyền thông - mạng xã hội có nhiều quan điểm kêu gọi tẩy chay Big C và nhiều hàng hoá của người Thái khác đang kinh doanh tại Việt Nam.

Điều đáng nói, sự việc hàng Việt Nam bị làm khó tại Big C không phải chưa từng xảy ra. Sau khi Central nắm quyền sở hữu hệ thống siêu thị Big C đã thực hiện nhiều chính sách như tăng chiết khấu, ra nhiều yêu sách "làm khó" doanh nghiệp Việt. Chẳng hạn Central tăng mức chiết khấu với hàng thuỷ sản từ 15-20%.

Hay vụ Thế giới Di động buộc phải rút 22 cửa hàng tại Nguyễn Kim cũng vậy bởi Central sở hữu 49% cổ phần của Nguyễn Kim.

Tuy bị phản ứng dư luận nhưng phải thừa nhận thực tế, Big C đang “nắm đàng chuôi”. Central có thể biến Big C thành một chuỗi siêu thị Thái ở Việt Nam giống như các chuỗi siêu thị của Nhật, Hàn ở Việt Nam. Và khách hàng của họ cũng sẽ thay đổi theo. Nếu muốn Big C bán hàng Việt chỉ khi Big C thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.

Nói về lời kêu gọi của cộng đồng mạng đòi tẩy chay Big C vì ngừng nhập bán hàng may mặc Việt, các chuyên gia cho rằng đây là quyền của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng tức thời, ăn theo còn về bản chất doanh nghiệp không sai, vì sai chắc chắn sẽ bị kiểm tra xử lý.

Việc Big C bị tẩy chay được cho là dịp để nhà bán lẻ trong nước tranh thủ thời cơ, hút sản phẩm hàng hóa, làm thương hiệu. Với ưu thế là doanh nghiệp trong nước, hiểu thị trường và người tiêu dùng những Vinmart, Hapro, Saigon Co.op nếu có chiến lược tốt sẽ hút được lượng lớn khách hàng.

Trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang kêu gọi “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, một siêu thị nói không với hàng dệt may Việt đồng nghĩa quay lưng với người tiêu dùng.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã ký rất nhiều Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA)... Thông qua các Hiệp định trên, có thể nhận thấy rằng trình độ sản xuất của chúng ta vẫn còn rất thấp mà trong quá trình hội nhập thì năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng nhất.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, bản thân các doanh nghiệp cũng cần có sự nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp không thể cứ ỷ lại vào lòng tốt của các đối tác nước ngoài bởi đã đầu tư kinh doanh thì mục tiêu đầu tiên phải là lợi nhuận.

Mặt hàng dệt may chỉ là mặt hàng đầu tiên chứ không phải là mặt hàng cuối cùng sẽ gặp phải trường hợp như trên, chỉ khi mặt hàng của Việt Nam có thế mạnh hơn thì các doanh nghiệp nước ngoài mới không thể thay thế bằng hàng của các nước khác được. Nếu các nhà sản xuất trong nước đưa ra những sản phẩm tốt, giá cả phải chăng, chắc chắn sản phẩm đứng vững trên thị trường, tận dụng được thế mạnh "sân nhà" để phát triển.

 

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ kiểm soát, xử lý vi phạm liên quan đến xuất khẩu thép sang Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ kiểm soát và xử lý các vi phạm liên quan tới hoạt động xuất khẩu thép sang Mỹ, đồng thời muốn sớm đàm phán thương mại với Anh.

 

Big C 'xuống nước' nhập lại hàng may mặc Việt nhưng...

Sau buổi làm việc với Bộ Công Thương sáng nay, Central Group - đơn vị sở hữu thương hiệu Big C hứa nhập lại hàng may mặc Việt.

 

Tai tiếng chất lượng hàng hóa, Big C có gì mà ‘chê’ hàng Việt?

Trước khi tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam, hệ thống Big C từng xảy ra nhiều tai tiếng về chất lượng hàng hóa bày bán tại siêu thị này.