Tết Đoan ngọ: Cơm rượu nếp rất tốt nhưng những người dưới đây tuyệt đối không nên ăn nhiều

Thứ sáu, 07/06/2019, 10:16 AM

Cơm rượu nếp là món ăn rất quen thuộc trong dịp Tết Đoan ngọ nhưng có một số người dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn nhiều.

tet doan ngo com ruou nep rat tot nhung nhung nguoi duoi day tuyet doi khong nen an nhieu
 

Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể. Theo truyền thống, người xưa chọn ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm để giết sâu bọ. Do đó, họ dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để "giết sâu bọ". Người xưa còn cho rằng, ăn rượu nếp hay cơm rượu khi bụng đói sẽ làm cho các chú sâu trong bụng dễ "say lử đử’" rồi chết ngất.

Theo các chuyên gia sức khoẻ, cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu, trong thành phần ngoài rượu, nếp còn chứa nhiều đường glucose (một loại đường hấp thu nhanh); hàm lượng rượu tùy theo thời gian mà mình ủ. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều có năng lượng. Đặc biệt cơm rượu được làm từ nếp than có màu đen còn chứa chất chống oxy hóa anthrocyamin có tác dụng phòng chống bệnh lý ung thư.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn vô tại vạ món cơm rượu này. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn món cơm rượu nếp:

Những ai không được ăn cơm rượu nếp?

Theo Đông y, rượu nếp có vị ngọt, tính ấm do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng. Biểu hiện của người có thể trạng nóng thường là mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt...

Người có những biểu hiện này không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho cơ thể nóng hơn gây mụn nhọt, dị ứng hoặc lở mẩn, nóng âm ỉ, thậm chí chảy máu cam, nổi ban ở trẻ nhỏ. Đối với bạn trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, ăn rượu nếp sẽ gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá nhiều hơn. Các thực phẩm có tính cay nóng, kích thích khác như gia vị cay, rượu bia, thuốc lá, cà phê cũng được khuyến cáo không nên dùng cho người thể trạng nóng.

Ngoài ra, việc bổ sung một số loại thức ăn mát, luộc, hầm như: canh khổ qua, bí đao, bí đỏ, bầu, diếp cá, rau ngót, mã đề, rau má, rau đay, mồng tơi… và các loại hoa quả dưa hấu, dưa gang, cam, bưởi, thanh long… sẽ giúp những người có thể trạng nóng giảm dần các triệu chứng. Giữ một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya, stress, nên thường xuyên vận động, thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng cơ thể.

tet doan ngo com ruou nep rat tot nhung nhung nguoi duoi day tuyet doi khong nen an nhieu 6 người tuyệt đối không nên ăn canh cua đồng

Canh cua là món ăn ưa thích của nhiều người trong mùa hè. Tuy nhiên có một số người dưới đây được khuyến cáo là ...

tet doan ngo com ruou nep rat tot nhung nhung nguoi duoi day tuyet doi khong nen an nhieu 4 nhóm người không nên ăn vải thiều

Quả vải đang bắt đầu vào mùa. Vải giàu vitamin và tốt cho sức khoẻ những một số người dưới đây được khuyến cáo là ...

tet doan ngo com ruou nep rat tot nhung nhung nguoi duoi day tuyet doi khong nen an nhieu Tại sao không nên nhuộm tóc gần ngày ‘đèn đỏ’?

Nếu định nhuộm tóc, bạn nên kiểm tra chu kỳ kinh nguyệt của mình bởi việc đó có thể khiến bạn bị khó chịu hơn ...