Tết Nguyên tiêu là ngày gì?

Thứ hai, 26/02/2018, 14:33 PM

Tết Nguyên tiêu hay còn gọi Tết Thượng nguyên, Tết Trạng nguyên,… diễn ra vào ngày Rằm đầu tiên của năm.

tet-nguyen-tieu
Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên tiêu hay còn gọi Tết Thượng nguyên, Tết Trạng nguyên... diễn ra vào ngày Rằm đầu tiên của năm.

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên tiêu hay còn gọi Tết Thượng nguyên, Tết Trạng nguyên… diễn ra vào ngày Rằm đầu tiên của nămTruyền thuyết về Tết Nguyên tiêu thứ nhất kể rằng: xem ngay xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết.

Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần trên thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh.

Thế là xem ngay đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong.

Truyền thuyết thứ hai kể rằng: Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15.

Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết. Những truyền thuyết trên lý giải khá thú vị về nguồn gốc ra đời của lễ đèn lồng trong đêm rằm đầu tiên của năm mới. Một số học giả cho rằng, tet nguyen tieu này bắt nguồn từ truyền thống dùng lửa để xua đuổi xui xẻo và kỷ niệm ngày lễ hội đầu xuân của người dân.

Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

tet-nguyen-tieu
Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi  Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương. Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày và đêm rằm Tháng Giêng thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, Quận 5 và dân gian có câu thành ngữ "Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận Năm".

Tập tục và lễ hội của người Trung Hoa trong ngày Tết Nguyên Tiêu

tet-nguyen-tieu
Tập tục và lễ hội của người Trung Hoa trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Ở Trung Quốc và Đài Loan, Tết Nguyên Tiêu là Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên, ngày xưa là dịp nhà vua hội họp các ông Trạng để thết tiệc và mời vào vườn Thượng Uyển thăm hoa, ngắm cảnh, làm thơ. Theo sách Trung Hoa, lễ Thượng Nguyên không phải là một ngày lễ Phật. Hiện nay, Tết Nguyên Tiêu (rằm tháng giêng, đêm rằm đầu tiên của năm mới) được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất đầu năm mới và còn được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”, có thể bắt nguồn từ tục cúng tế thời Hán Vũ Đế, với tập tục trưng đèn trên cây nêu trước cửa nhà, đốt đèn, chơi lồng đèn ngũ sắc, có thể kéo dài từ 13 đến 17 tháng giêng. Những lồng đèn có hình thù rồng, phượng, mười hai con giáp hoặc những nhân vật cổ trong truyền thuyết, cổ tích được yêu chuộng.

Ngoài ra còn những tập tục khác như cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ. Người Đài Loan còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa Valentine phương Đông, tương tự như lễ Thất Tịch. Thơ Đường xưa đã viết: Nguyên tiêu chi dạ hoa lộng nguyệt, mùa trăng tròn lung linh sắc màu hoa đăng rực rỡ cũng là dịp Ngưu Lang Chức Nữ gặp gỡ se duyên.

Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác

tet-nguyen-tieu
Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác

Tại Hàn Quốc, Tết Nguyên tiêu là lễ Daeboreum người dân chơi các trò chơi truyền thống là Samulnori, đêm trước Daeboreum. Họ đốt cỏ khô trên rặng núi giữa cánh đồng lúa trong khi trẻ em xoay những cái lon có đục nhiều lỗ và có than lửa cháy đỏ bên trong. Tại nông thôn, người dân leo núi, bất chấp thời tiết lạnh, cố gắng để thành người đầu tiên nhìn thấy mặt trăng mọc, qua đó sẽ gặp may mắn cả năm hoặc một mong muốn sẽ được thành tựu. Buổi sáng, họ thường ăn Ogokbap một loại cơm nấu bằng năm loại ngũ cốc và ăn Yaksik, một thức ăn ngọt làm từ gạo nếp.

Tại Nhật Bản, rằm tháng Giêng âm lịch là lễ (Koshōgatsu), ngày nay được cử hành vào ngày 15 tháng 1 dương lịch. Các sự kiện chính của Koshōgatsu là nghi lễ và thực hành cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu, và cháo gạo với đậu đỏ, thường ăn vào buổi sáng. Ngoài ra, những thứ trang trí năm mới được hạ xuống và tháo dỡ, và một số đền đài tổ chức các sự kiện.

Ở Philippines, có lễ hội diễu hành truyền thống vào ngày rằm tháng giêng, đánh dấu khởi đầu năm mới. Ở Việt Nam, những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An cũng có nhiều sinh hoạt đặc biệt.

 

Bài văn khấn cúng ngày vía thần tài?

Năm nay, theo lịch thì ngày vía Thần Tài sẽ vào ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch, tức là ngày 25/2/2018. Dưới đây là bài văn khấn cúng ngày vía thần tài trong năm mới.