Thạch Thất (Hà Nội): Hàng loạt công trình xây dựng trái phép

Thứ sáu, 06/03/2020, 15:31 PM

Người dân tự ý chuyển đổi đất công, đất nông nghiệp, xây dựng nhà xưởng, quán ăn, nhà ở “vô phép” nhưng chính quyền không xử lý.

Hàng loạt sai phạm phơi bày

Vừa qua, tòa soạn Báo Sức Khỏe Cộng Đồng nhận được phản ánh của người dân xã Phú Kim (huyện Thạch Thất, Hà Nội) về thực trạng xây dưng nhà ở riêng lẻ, xưởng sản xuất, nhà hàng, quán ăn trên đất nông nghiệp, đất đê điều dọc tuyến đê sông Tích từ thôn Bách Kim chạy dọc đê sông Tích đến thôn Ngoại Thôn - xã Phũ Kim.

Để có thông tin khách quan, phóng viên đã xuống ghi nhận thực tế. Đi dọc tuyến đê chúng tôi thấy hàng chục căn nhà riêng lẻ to, nhỏ khác nhau đang được chủ đầu tư xây mới, gấp rút hòan thiện và đi ào hoạt động.

một số công trình xây dựng sai phép trên đê sông Tích

một số công trình xây dựng sai phép trên đê sông Tích

một số công trình xây dựng sai phép trên đê sông Tích

một số công trình xây dựng sai phép trên đê sông Tích

Đi dọc tuyến đê sông Tích chúng tôi ghi nhận thêm nhiều khu nhà xưởng, quán ăn, quán tạp hóa rộng hàng nghìn m2 mới hoàn thiện đã và đang chuẩn bị đi vào hoạt động.

Khi biết chúng tôi là phóng viên xuống tìm hiểu sai phạm đất tại địa phương, người dân như vớ được vàng, túm năm, tụm ba, thi nhau kể về bất cập trong quản lý, xử lý, lấn chiếm, sử dụng đất công, đất nông nghiệp tại địa phương.

Theo cô N.T.M (xin dấu tên) người dân địa phương cho biết: “Sai phạm tại đê sông Tích chỉ là một phần nhỏ thôi, tại thôn Phú Nghĩa - xã Phú Kim, ông Nguyễn Văn Tẩm thuê hơn 20 nghìn m2 đất công, đất nông nghiệp làm ao thả cá. Thế nhưng, ông Tẩm không thực hiện theo hợp đồng mà tự ý xây dựng nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 làm xưởng sản xuất than, gây ô nhiếm môi trường nghiêm trọng”.

Ngoài ra người dân còn cho biết thêm, nhiều năm nay, người dân phản ánh khu thể thao đa năng, thuộc khu ngoại đồng thôn Phú Nghĩa xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp nhưng không hiểu sao được cho tồn tại. Nhiều lần người dân kiến nghị trực tiếp trong các hội nghị tiếp xúc cử tri nhưng chính quyền địa phương gạt bỏ ý kiến hoặc không trả lời những vấn đề trên. Người dân có ý kiến với lãnh đạo xã, UBND xã không trả lời nên chúng tôi không biết tin tưởng và bấu víu vào cơ quan nào để kiến nghị nên đành im lặng.

Xin đừng ‘lươn lẹo’ với dân

Để có thông tin khách quan, đa chiều, mới đây phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng ông Cấn Mạnh Cường, phú chủ tịch UBND xã Phú Kim.

Ông Cường cho biết: “Các tồn tại, vi phạm tại khu thể thao đa năng mà phóng viên phản ánh đã có kết luận từ 2017 do UBND thành phố ban hành và giao Sở Đầu tư, Sở Xây dựng thẩm tra, thẩm định theo các bản vẽ, hiện chỉ chờ cấp phép. Do việc cấp phép không thuộc thẩm quyền của xã, nên chờ thành phố chỉ đạo xuống”.

Khi phóng viên đưa ra rất nhiều công trình nhà ở riêng lẻ dọc đê sông Tích đang xây dựng mới cùng khu xưởng sản xuất, quán ăn, khu bán hàng tạp hóa và nhiều khu đất đang san lấp mặt bằng trên đất công, đất nông nghiệp...ông Cường có ý kiến gì không?

Ông cường lập luận "trắng trợn” đổi den thành trắng: “Các khu đất ven đê sông Tích đã tồn tại cũ. Với cương vị là một lãnh đạo tôi xin hứa sẽ xử lý vi phạm hành chính, còn phần sau thuộc về huyện”.

“Về xưởng mùn cưa rộng hàng nghìn m2của ông Nguyễn Văn Tẩm là do gia đình tận dụng đất quỹ 2 để sản xuất thôi. Đất mà ông Tẩm dựng xưởng sẩn xuất là đất nông nghiệp nhưng là đất công của xã,  xưởng cũng nằm cách xa khu dân cư, nằm giáp xã Phụng Thượng, Phúc Thọ, diện tích khoảng hơn 2000 mét” – ông Cường cho biết thêm.

Phóng viên đặt câu hỏi cho ông Cường, cứ để loạt sai phạm tồn tại “ngang nhiên” như vậy có tạo ra tiền lệ xấu về sau?

“Nếu có những trường hợp khác sẽ xử lý, các hộ dân cũng không sai mà xã Phú Kim đang tạo điều kiện để họ sản xuất, kinh doanh”- ông Cường nói.

Ông Cường đúng là lãnh đạo mẫu mực của địa phương, biết họ xây dựng, sử dụng đất sai vẫn bảo vệ bằng lý luận “lươn lẹo” là xã “tạo cơ hội, điều kiện cho các hộ sử dụng đất sai mục đích để kinh doanh”. Vậy, đường lối lãnh đạo của đảng theo luật đất đai không có giá trị đúng không ông Cường? Tại sao người dân phản ánh lên Bí thư, chủ tịch HĐND xã không vào cuộc? Chủ tịch HĐND có vai trò gì trong xã Phú Kim hay chỉ là lãnh đạo “bù nhìn” dựng lên cho có?  

Không thỏa mãn với cách trả lời của ông Cường, phóng viên tiếp tục chờ để làm việc với ông Hồng, Chủ tịch xã Phú Kim và được một số trả lời: “Xã đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý, tuy nhiên, do có thanh tra sở vào làm việc, nhìn nhận, đánh giá thấy không có gì ảnh hưởng lắm nên chúng tôi đã họp thống nhất để thêm 1 -2 năm nữa xử lý sai phạm. Chúng tôi thừa nhận cũng còn những tồn tại từ những năm trước đây, chúng tôi là những người thực hiện sau, chỉ biết duy trì”.

Cách điều hành công việc, quản lý, xử lý sai phạm của chủ tịch và phó chủ tịch xã Phú Kim là “tạo cơ hội cho các nhân phát triển và không có sai phạm lớn nên để tồn tại 1-2 năm nữa có đúng luật hay cố tình “bao che” sai phạm để “bảo kê” cho lợi ích nhóm tồn tại?

Chúng tôi sẽ đưa ý kiến của lãnh đạo xã Phú Kim lên lãnh đạo huyện Thạch Thất xử lý và đưa ý kiến đúng sai về cách làm “bao che” sai phạm này.

Báo Sức Khỏe Cộng Đồng sẽ tiếp tục thông tin!

Bài liên quan