Tháo dỡ hệ thống thí điểm làm sạch sông Tô Lịch sau 6 tháng thử nghiệm

Chủ nhật, 10/11/2019, 17:20 PM

Công ty Cổ Phần Cải Thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) đang bắt đầu tháo dỡ hệ thống công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản trên sông Tô Lịch.

thao-do-he-thong-thi-diem-lam-sach-song-to-lich
Hệ thống thí điểm làm sạch sông Tô Lịch theo công nghệ Nhật Bản được lắp đặt hồi tháng 5/2019. (Ảnh: Vũ Vũ).

Tin tức mới nhất, trong hai ngày 10-11/11, Công ty Cổ Phần Cải Thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) đã tiến hành tháo dỡ hệ thống công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản trên sông Tô Lịch sau gần 6 tháng tiến hành thí điểm.

Tuy nhiên, dự án vẫn tiếp tục duy trì ở Hồ Tây để kiểm chứng khả năng không bị tái ô nhiễm trở lại tại khu thí điểm.

Bên cạnh đó, đàn cá Koi Nhật Bản và cá chép đỏ Việt Nam được thả trước đó tại khu thí điểm trên sông Tô Lịch sẽ được di chuyển đến khu thí điểm ở Hồ Tây.

Hệ thống công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản lắp đặt trên sông Tô Lịch hồi tháng 5/2019.
Hệ thống công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản lắp đặt trên sông Tô Lịch hồi tháng 5/2019.

Ngoài ra, tổ chức này còn cho biết, đơn vị đã báo cáo tới Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại văn bản số 398/2019/JEBO ngày 16/9 về việc tiếp tục duy trì khu thí điểm tại Hồ Tây để chứng minh khả năng không bị tái ô nhiễm.

"Việc giữ lại khu thí điểm Hồ Tây để chứng minh việc sau khi xử lý chất lượng nước Hồ Tây đã đạt QCVN 08 MT:2015/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì không cần vận hành máy nano (thời gian vận hành: 0/24h).

Nước bên trong khu thí điểm vẫn không bị tái ô nhiễm, cá sẽ không bị chết mặc dù thời tiết có thay đổi đột ngột dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt như đã xảy ra tại bên ngoài khu thí điểm tại Hồ Tây và một số hồ khác trên địa bàn thành phố trong suốt vài năm gần đây".

Trước đó, ngày 16/5, dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản” đã được khởi động. Sau khi triển khai dự án, kết quả bước đầu được các chuyên gia đánh giá khả quan.

Đàn cá Koi Nhật Bản được thả xuống khu thí điểm vẫn sống tốt. (Ảnh: Dân Việt).
Đàn cá Koi Nhật Bản được thả xuống khu thí điểm. (Ảnh: Dân Việt).

Vào ngày 9/7, sự việc gây tranh cãi trong dư luận xảy ra khi Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã mở cửa xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch do mực nước của hồ Tây đang cao hơn quy định khoảng 25cm.

Việc tiếp nhận nước từ hồ Tây khiến hệ toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi trong vòng gần 2 tháng qua đã trong chốc lát bị cuốn trôi. Để kết quả thí điểm được đảm bảo khách quan, Công ty Cổ phần đầu tư môi trường Nhật Việt (JVE) và đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện thí điểm xử lý kéo dài thêm 2 tháng.

Ngày 16/9 là thời gian lấy mẫu đánh giá nước sau 2 tháng JVE xin lùi đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm nước. Đây cũng là ngày hơn 300 con cá Koi, cá chép Việt Nam, cá rô phi và cá mè được thả trực tiếp xuống sông Tô Lịch và một góc hồ Tây.

thao-do-he-thong-thi-diem-lam-sach-song-to-lich-sau-6-thang-thi-diem
Mãu nước trước và sau khi lắp đặt được công bố.
Chuyên gia Nhật Bản tắm tại khu thí điểm để chứng minh nước đạt độ sạch.
Chuyên gia Nhật Bản tắm tại khu thí điểm để chứng minh nước đạt độ sạch. (Ảnh: Zing.vn).
thao-do-he-thong-thi-diem-lam-sach-song-to-lich-sau-6-thang-thi-diem
Chuyên gia Nhật Bản ngửi mùi nước sông Tô Lịch. (Ảnh: IT).
Chuyên gia Nhật Bản ngửi mùi nước sông Tô Lịch. (Ảnh: IT).
Khu vực thả cá Koi. (Ảnh: LĐ).
Khu vực thả cá Koi. (Ảnh: LĐ).

https://baosuckhoecongdong.vn/thao-do-he-thong-thi-diem-lam-sach-song-to-lich-sau-6-thang-thu-nghiem-141336.html