Xin xây trụ sở 700 tỷ theo dạng BTL, người dân đến UBND tỉnh Hà Giang liệu có phải nộp phí?

Thứ sáu, 27/04/2018, 03:10 AM

Theo TS Liêm, trụ sở hành chính cơ quan nhà nước được xây dựng để phục vụ người dân, nếu để một doanh nghiệp đứng ra đầu tư, rồi vận hành thì sẽ biến của công thành của tư nhân. Khi đó, người dân muốn đến làm việc có được không hay phải trả phí?

nhan-tro-cap-80-tu-trung-uong-ha-giang-van-xin-xay-tru-so-700-ty-dong
Thay vì xây trụ sở sao tại sao Hà Giang không đầu tư hạ tầng giao thông, giáo dục? Ảnh Trụ sở UBND tỉnh Hà Giang hiện nay

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 6,9%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người ước đạt gần 22 triệu đồng/năm. Thu ngân sách ước đạt gần 1.900 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của Hà Giang còn cao, tới 34,41%.

Số thu ngân sách Hà Giang năm qua có tăng nhưng không đủ để phục vụ chi tiêu trong tỉnh. Hiện Hà Giang vẫn được trợ cấp tới 80% từ Trung ương.

Điều kiện khó khăn là vậy nhưng mới đây UBND tỉnh Hà Giang có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư và khởi công dự án Hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan hành chính tỉnh Hà Giang. Hà Giang cũng xin hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai thực hiện.

Dự án bao gồm 2 tòa nhà, mỗi tòa 12 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng là gần 30.000 m2, chưa bao gồm tầng bán hầm.

Tổng vốn đầu tư của dự án là gần 700 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư dự án là hơn 565 tỷ đồng, lãi vay trong quá trình đầu tư là hơn 127 tỷ đồng.

Thời gian trả gốc và lãi của dự án là 11 năm. Thời gian kinh doanh, thu hồi vốn và đảm bảo chỉ tiêu kinh tế là 9 năm. Do đó, tổng số tiền tỉnh Hà Giang phải thanh toán là hơn 1.000 tỷ đồng.

thay-vi-xay-tru-so-sao-ha-giang-khong-dau-tu-giao-thong-giao-duc
TS Phạm Sỹ Liêm – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng với một tỉnh nghèo dựa vào ngân sách Trung ương như Hà Giang nên tập chung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông để kêu gọi đầu tư. 

Trước đề xuất của UBND tỉnh Hà Giang trao đổi với phóng TS Phạm Sỹ Liêm – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay hình như đang hình thành một cao trào xây trụ sở mới, trước Hà Giang gần đây nhất UBND TP Hồ Chí Minh xây trụ sở mới, cải tạo khu cũ và nhận được nhiều góp ý nên chuyển sang xây dựng ở Thủ Thiêm…

TS Phạm Sỹ Liêm cho biết, một nghịch lý khác trong “phong trào” xây trụ sở thời gian qua càng tỉnh nghèo càng hăng hái xin xây công trình nghìn tỷ. Điển hình như Sơn La từng xin xây dựng quảng trường lên đến 1.400 tỷ đồng.

Từ thực tế trên TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, với điều kiện ngân sách khó khăn như hiện nay, Hà Giang xin đầu tư xây dựng trụ sở hoành tráng là điều không nên.

“Chúng ta đang khó khăn về vốn, về ngân sách, nợ nước ngoài đang lớn, nợ quá hạn rất nhiều. Ngân sách chúng ta đang thu không đủ chi. Ngay kế hoạch vay trả nợ năm 2018, Chính phủ phải vay 384.000 tỷ đồng trong đó, vay cho cân đối ngân sách nhà nước 341.770 tỷ đồng gồm: Bù đắp bội chi ngân sách là 195.000 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng; vay về cho vay lại 42.230 tỷ đồng.

Với bức tranh tài chính khó khăn như vậy không chỉ Hà Giang mà các địa phương đề xuất xây dựng trụ ở cơ quan hành chính lúc này không nên”, TS. Phạm Sỹ Liêm cho biết.

thay-vi-xay-tru-so-sao-ha-giang-khong-dau-tu-giao-thong-giao-duc
Đời sống người dân tại Hà Giang còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh Báo Hà Giang

Nêu khó khăn ngân sách đầu tư cho xây dựng hạ tầng, TS Liêm cho hay, trước đây Việt Nam là nước nghèo chậm phát triển nên nhận nhiều nguồn vốn ODA. Tuy nhiên hiện nay chỉ còn một số nước còn hỗ trợ ODA cho Việt Nam, nguồn vốn ODA hỗ trợ giảm do Việt Nam từ nước nghèo vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình.

“Khi nguồn vốn ODA giảm, trong bối cảnh ngân sách khó khăn chúng ta đang thiếu nguồn lực để đầu tư cho hạ tầng giao thông, điện đường, trường, trạm…Vì thấy thay vì đầu tư trụ sở hoành tráng, các địa phương nên tập chung nguồn lực để phát triển hạ tầng. Hạ tầng phát triển sẽ thu hút đầu tư các doanh nghiệp tạo động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế”, TS Liêm cho hay.

Về đề xuất xin xây trụ sở của tỉnh Hà Giang TS Liêm cho rằng, Hà Giang đang là địa phương còn nhiều khó khăn, ngân sách địa phương hầu hết do Trung ương hỗ trợ. Trong khó khăn đó Hà Giang phải nghĩ cách làm sao để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương.

“Khó khăn của Hà Giang chính là địa hình đồi núi, đi lại khó khăn càng cần dành nguồn lực đầu tư hạ tầng tốt mới thu hút được đầu tư. Một khi doanh nghiệp thu hút đầu tư tốt, có nguồn thu đủ đáp ứng chi địa phương và có dư. Lúc đó xin làm trụ sở tôi không có ý kiến.

Tuy nhiên tỉnh nghèo xin ngân sách Trung ương mà xin làm trụ sở bằng cách bán đất, xin Chính phủ hỗ trợ, vay tiền như Hà Giang tuyệt đối không nên”, TS Liêm cho biết.

Trước việc Hà Giang xin triển khai dự án theo hình thức đầu tư hợp tác công tư, hợp đồng BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ). Có nghĩa sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời gian nhất định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định.

Tuy nhiên TS Liêm cho rằng, trụ sở hành chính cơ quan nhà nước được xây dựng để phục vụ người dân, do đó phải do nhà nước quản lý không thể để một doanh nghiệp đứng ra đầu tư, sau vận hành.

Như vậy trụ sở làm việc cơ quan nhà nước đã biến của công thành của tư nhân, người dân muốn đến làm việc có được không hay phải trả phí?

Thu ngân sách ước đạt gần 1.900 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của Hà Giang còn cao, tới 34,41%.

Số thu ngân sách Hà Giang năm qua có tăng nhưng không đủ để phục vụ chi tiêu trong tỉnh. Hiện Hà Giang vẫn nhận trợ cấp tới 80% từ Trung ương.

Chính vì thế trong lần đi thăm nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hà Giang phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ tự cân đối được 40-50% ngân sách, giảm trợ cấp từ Trung ương.

 

Nhận trợ cấp 80% từ Trung ương, Hà Giang vẫn xin xây trụ sở 700 tỷ đồng

UBND tỉnh Hà Giang vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư và khởi công dự án Hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan hành chính tỉnh Hà Giang với tổng số vốn 700 tỷ đồng.

 

Hà Giang xin xây trụ sở 700 tỷ đồng: ‘Cái áo không làm nên thầy tu’

Theo ông Trần Quốc Thuận – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trụ sở hoành tráng không liên quan đến hiệu quả công việc, nói cách khác “cái áo không làm nên thầy tu”.