Thi THPT Quốc gia, nhận trách nhiệm rồi sao nữa?

Thứ sáu, 03/08/2018, 10:34 AM

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn nhận trách nhiệm về kỳ thi THPT 2018. Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở nhận trách nhiệm, rút kinh nghiệm.

thi-thpt-quoc-gia-nhan-trach-nhiem-roi-sao-nua
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn nhận trách nhiệm về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở nhận trách nhiệm, rút kinh nghiệm. Ảnh minh họa

Câu chuyện gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 trở thành chủ đề chính tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019.

Ở vị trí “tư lệnh” ngành giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định: Vai trò giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các khâu tổ chức thi tại địa phương chưa thật sự đầy đủ. Vẫn còn để xảy ra tình trạng tiêu cực, gian lận có tổ chức tại một số hội đồng thi.

Cũng theo ông Nhạ, dù đã đạt được những thành tựu như chất lượng giáo dục được nâng cao, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu, mạng lưới trường lớp ngày càng nhiều, nhiều trường đại học có xếp hạng cao trên thế giới... nhưng ngành giáo dục năm qua vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Đặc biệt là sự cố thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia.

Nói về một số hạn chế của kỳ thi, Bộ trưởng Nhạ cho rằng đề thi chưa thật sự phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia.

Ngoài ra theo ông Nhạ, phần mềm chấm trắc nghiệm cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi. Tuy nhiên, còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi. Vai trò giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tất cả khâu tổ chức thi tại địa phương cũng như trách nhiệm của địa phương trong việc tổ chức thi chưa thật sự đầy đủ; còn để xảy ra tình trạng tiêu cực và gian lận có tổ chức tại một số hội đồng thi, gây tâm lý lo ngại trong học sinh và dư luận xã hội…

Những phát biểu thừa nhận trách nhiệm của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho thấy sự thẳng thắn. Thế nhưng dư luận còn mong nhiều hơn thế của người đứng đầu ngành giáo dục.

Thứ nhất, những kẽ hở từ hình thức thi trắc nghiệm đã từng được các chuyên gia công nghệ chỉ ra, tại sao dù đã biết rõ những bất cập ấy, nhưng không kịp thời tìm cách trám lại những lỗ hổng thi cử.

Nhiều người cũng lấy làm tiếc rằng  lẽ ra việc phát hiện sớm các dấu hiệu tiêu cực phải là cơ quan khảo thí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nơi quản lý toàn bộ dữ liệu kỳ thi và có những con người có khả năng phân tích, đánh giá dữ liệu này để sớm phát hiện bất hợp lý. Lẽ ra người đứng đầu ngành giáo dục là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải sớm nhìn nhận ra vấn đề này và có giải pháp.

Thứ hai, băn khoăn về điểm thi cao cao bất thường không phải bây giờ mới được dư luận nhận ra. Kỳ thi THPT 2017 tại Hà Giang đã có nghi vấn sửa điểm thi. Tuy nhiên do năm 2017 phổ điểm các môn thi cao nên sự chênh lệch điểm thi không thể hiện rõ.

Mặc dù vậy đáng nhẽ với vai trò quản lý ngành Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay khi có những nghi vấn cần rà soát, kiểm tra để phòng ngừa. Nếu có sự vào cuộc của Bộ từ kỳ thi THPT 2017 biết đâu sẽ ngăn chặn những gian lận tại kỳ thi THPT Quốc gia năm nay.

Thứ ba, dư luận đang quan tâm rằng sau khi nhận lỗi, nhận trách nhiệm về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018, việc sửa sai, rút kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện kỳ thi sẽ cụ thể thế nào? Rằng sau lời nhận trách nhiệm đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngành giáo dục đào tạo sẽ làm gì, chấn chỉnh ra sao để nâng cao trách nhiệm quản lý ngành, giám sát thi cử, ngăn ngừa tối đa những lỗ hổng mà chính những cán bộ giáo dục biết rõ hơn ai hết, nhưng lại là những người lợi dụng để vi phạm?...

Cú sốc gian lận điểm thi ở Hà Giang, Sơn La là sự việc báo động rất lớn cho ngành giáo dục. Tiêu cực trong thi cử vẫn đang tồn tại, thậm chí là tồn tại tinh vi hơn vì lợi dụng công nghệ cao. Tiêu cực xảy ra trong giáo dục đang làm chao đảo giá trị niềm tin và đạo đức của xã hội.

Với một kỳ thi mang hai mục tiêu hiện là kỳ vọng lớn của toàn xã hội nhưng xảy ra sự cố gian lận khiến dư luận bức xúc. Gian lận điểm thi THPT 2018 là “nốt nhạc buồn” ngành giáo dục nhưng cũng chính là cơ hội để Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá toàn diện kỳ thi, có những giải pháp phù hợp và kịp thời cho những năm sau.

 

Bộ GD&ĐT xác nhận có dấu hiệu can thiệp làm tăng điểm thi ở Hòa Bình

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT), cơ quan chức năng bước đầu xác định có sự can thiệp vào phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh để làm tăng điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Hòa Bình.

 

Cảnh báo về nấm thức thần gây ảo giác đang 'tái xuất' ở Việt Nam

Thời gian gần đây, cái tên “nấm thức thần” tiếp tục rầm rộ trở lại và được nhắc đến nhiều hơn. Loại nấm gây ảo giác như ma túy này rất nguy hại đối với sức khỏe con người và có mặt trong danh sách các chất cấm lưu hành.

 

Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ

Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM đã công bố điểm trúng tuyển Đại học chính quy năm 2018 theo phương thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông.

Link gốc: http://baosuckhoecongdong.vn/thi-thpt-quoc-gia-nhan-trach-nhiem-roi-sao-nua-57300.html