Thị trường chứng khoán ngày 23/7: Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu

Thứ năm, 23/07/2020, 07:30 AM

Thị trường chứng khoán ngày 23/7, sau khi tăng nhẹ VN-Index bất ngờ đi ngang giảm đến 7 điểm do áp lực bán tháo cổ phiếu của nhà đầu tư.

Thị trường chứng khoán ngày 23/7: Nhà đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán ngày 23/7: Nhà đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán hôm nay, tiếp tục đánh dấu sự ảm đạm của cổ phiếu khi áp lực bán tăng mạnh, các chỉ số cũng vì thế giảm khá nhiều điểm.

Thị trường chứng khoán ngày 23/7

Thị trường chứng khoán trong nước những ngày cuối tháng 7 chưa xuất hiện dấu hiệu khởi sắc. Giao dịch chủ yếu bán ra với áp lực lớn, độ rộng thị trường trong trạng thái tiêu cực với 266 mã giảm, 103 mã tăng.

Chốt phiên giao dịch 22/7, VN-Index giảm 6,61 điểm, xuống 855,08 điểm; HNX-Index giảm 0,77 điểm, xuống 115,32 điểm.

VNXALL-Index chốt phiên giảm 9,72 điểm (-0,79%), xuống mức 1.221,18 điểm. Thanh khoản toàn thị trường yếu với KLGD đạt 296,64 triệu cổ phiếu, tương ứng GTGD đạt 4.446,73 tỷ đồng. Toàn thị trường, có 88 mã tăng giá, 68 mã đứng giá và 228 mã giảm giá.

Trong danh mục VN30, có tới 25 mã kết phiên trong sắc đỏ khiến chỉ số đại diện nhóm này giảm 0,9%. Các cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên thị trường chung hôm nay là VHM (Vinhomes), VNM (Vinamilk), BID (BIDV), CTG (Vietinbank) cùng giảm 2%.

Theo phân tích của MBS, thị trường giảm về dưới vùng hỗ trợ 860 điểm chủ yếu do nhóm VN30 với áp lực bán từ khối ngoại. Về kỹ thuật, chỉ số VNIndex đã đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và đóng cửa thấp hơn vùng tích lũy vừa qua, nhà đầu tư nên chú ý diễn biến của thị trường ở vùng hỗ trợ 840 - 850 điểm.

Chuyên gia của BSC cũng cho rằng khi lực cầu trên thị trường hiện tại không cao, nếu VN-Index không thể giữ được vùng hỗ trợ trong những phiên tới, nhiều khả năng chỉ số này sẽ trở lại khu vực xung quanh 840 điểm.

Thị trường chứng khoán thế giới

Thị trường chứng khoán thế giới cũng đang đảo chiều khi tại Mỹ các chỉ số tăng liên tục sau báo cáo tích cực về giải pháp kinh tế trước khủng hoảng của dịch Covid-19. 

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones tiến 159.53 điểm (tương đương 0.6%) lên 26,840.40 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích 0.2% lên 3,257.30 điểm. Cả Dow Jones và S&P 500 đều xóa bớt đà tăng chỉ trong 30 phút cuối phiên giao dịch. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite mất 0.8% còn 10,680.36 điểm sau khi chạm đỉnh cao kỷ lục trong phiên trước đó một ngày.

Cổ phiếu Facebook, Amazon, Netflix, Microsoft và Apple đều giảm hơn 1%. Cổ phiếu Alphabet lùi 0.5%. Các cổ phiếu này đều tăng ít nhất 2.6% từ đầu tháng đến nay.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng tăng mạnh. Cổ phiếu JPMorgan Chase tiến 2.2%, còn cổ phiếu Bank of America cộng 3.6%.

Theo lý giải, tâm lý nhà đầu tư được hỗ trợ vào ngày thứ Ba sau khi Ủy ban châu Âu, Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU), đã thống nhất một gói kích thích trị giá 750 tỷ Euro. Gói kích thích này được đưa ra để giúp các quốc gia và các ngành trong khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19.

Còn tại thị trường chứng khoán châu Á, cú sốc bong bóng chứng khoán ở Trung Quốc vẫn khiến giới đầu tư lo ngại, e dè.

Tình trạng trên xảy ra khi thị trường chứng khoán Trung Quốc nhảy vọt vào đầu tháng 7/2020. Trong 2 tuần đầu tháng, chỉ số Shanghai Composite nhảy vọt 14%, CSI 300 leo dốc hơn 20% và Shenzhen Composite vọt 17%.

Đà tăng nhanh chóng thôi thúc Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) tung ra cảnh báo cho nhà đầu tư tránh xa những công ty cho vay margin bất hợp pháp. Hoạt động giao dịch chứng khoán bằng margin thường đi kèm với rủi ro. Với các giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư vay tiền để mua cổ phiếu, nếu thua lỗ sẽ chịu áp lực trả cả vốn lẫn lãi.

Bài liên quan