Thị trường chứng khoán ngày 28/5: VN-Index tụt dốc, nhiều đại gia bán tháo

Thứ năm, 28/05/2020, 07:30 AM

Thị trường chứng khoán ngày 28/5, nhiều nhà đầu tư e ngại khi thị trường trở nên khó lường, VN-Index mong manh tăng mạnh và cũng giảm mạnh.

Thị trường chứng khoán ngày 28/5, VN-Index tụt dốc.

Thị trường chứng khoán ngày 28/5, VN-Index tụt dốc.

Thị trường chứng khoán hôm nay phủ bóng tiêu cực với việc VN-Index mong manh tăng mạnh và cũng giảm mạnh, trong khi đó nhiều đại gia bán tháo cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán ngày 28/5

Thị trường chứng khoán ngày 28/5 được các chuyên gia dự đoán có nhiều yếu tố tiêu cực, các nhà đầu tư mang tâm lý e dè khi thị trường ngày càng trở nên khó lường. Đơn cử như biểu đồ của VN-Index biến thiên kiểu đồ thị hình Sin.

Nếu như hôm trước chỉ số VN-Index tăng 10 điểm ngay lập tức hôm sau giảm 11 điểm khiến tâm lý sợ sệt bao trùm. Trong khi đó, thông tin giá xăng dầu tăng cũng mang đến sự tiêu cực nhất định.

Chốt phiên giao dịch thứ Tư (27/5), VN-Index giảm 11,65 điểm, dừng ở mức 857,48 điểm; HNX-Index giảm 1,60 điểm, xuống 108,89 điểm; UPCoM-Index giảm 0,40 điểm, xuống 54,93 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường tăng so phiên trước, đạt 7.900 tỷ đồng, KLGD tương ứng hơn 480 triệu cổ phiếu. Điều đáng nói, nhiều đại gia cổ phiếu đã có tâm lý bán tháo khiến thị trường vốn đỏ càng thêm đỏ rực.

Đứng đầu về khối lượng giao dịch trong phiên hôm qua (27/5), là ITA (Tân Tạo) với 26,6 triệu đơn vị cổ phiếu được sang tay. Đây là mức thanh khoản cao nhất của cổ phiếu khu công nghiệp này trong hơn 3 năm qua, tính từ tháng 4/2017. ITA hôm nay cũng tăng trần.

Diễn biến VN-Index và HNX-Index, phiên giao dịch 27/5.

Diễn biến VN-Index và HNX-Index, phiên giao dịch 27/5.

Độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với số lượng 258 mã giảm điểm áp đảo 127 mã tăng. Trong rổ VN30, có tới 21 mã giảm giá và chỉ 5 mã tăng, đẩy VN30-Index giảm tới 1,7%, cao hơn mức của thị trường chung.

Thị trường chứng khoán thế giới

Thị trường chứng khoán thế giới đang có xu thế thiếu ổn định khi các thị trường lớn ở châu Á hôm 27/5, không đồng thuận một xu hướng chung.

Thị trường tài chính Nhật Bản và Hàn Quốc đi lên khi hai chỉ số Nikkei 225 và Kospi tăng lần lượt 0,7% và 0,1%. Ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0,6%. Thị trường Trung Quốc cũng giảm điểm khi Shanghai Composite và Shenzhen Component giảm 0,3-1,2%.

Trong khi đó chứng khoán Mỹ tiếp tục đưa đến nhà đầu tư bài toán may rủi khi liên tục tăng sau những ngày suy giảm. 

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones vọt 553.16 điểm (tương đương 2.2%) lên 25,548.27 điểm, đóng cửa vượt mốc 25,000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020.

Chỉ số S&P 500 tiến 1.5% lên 3,036.13 điểm sau khi suy giảm trong thời gian ngắn. Sự phục hồi đó đã đưa S&P 500 trở lại trên mức bình quân động 200 ngày – một mức quan trọng được nhà đầu tư theo dõi – và vượt ngưỡng 3,000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.8% lên 9,412.36 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tràn ngập sắc xanh. Cổ phiếu JPMorgan Chase tăng 5.8%, còn cổ phiếu Citigroup vọt 8.5%.

Điểm tích cực được nhìn thấy trong kinh thế và thị trường chứng khoán Mỹ là vào ngày thứ Tư, Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp (MBA) báo cáo số đơn xin thế chấp đã tăng 6 tuần liên tiếp. Dữ liệu công bố hôm thứ Ba (26/05) cho thấy doanh số bán nhà ở mới trong tháng 4 cao hơn dự kiến.

Doanh số bán nhà ở mới cho hộ gia đình Mỹ tăng 623,000 nhà trong tháng trước, cao hơn dự báo 490,000 nhà, dựa theo dữ liệu từ Dow Jones.

Trong khi đó, việc một vài công ty đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 trên người lần đầu tiên được cho là sự tích cực đối với thị trường chứng khoán toàn cầu.