Thị trường địa ốc 'điêu đứng' vì dịch nCoV

Thứ hai, 10/02/2020, 06:40 AM

Khép lại năm 2019 với nhiều chật vật, thị trường địa ốc bước vào năm 2020 với nhiều kỳ vọng thế nhưng dịch nCoV đã tạo ra cú sốc ngay từ đầu năm.

Khép lại năm 2019 với nhiều chật vật, thị trường địa ốc bước vào năm 2020 với nhiều kỳ vọng thế nhưng dịch nCoV đã tạo ra cú sốc ngay từ đầu năm.

Khép lại năm 2019 với nhiều chật vật, thị trường địa ốc bước vào năm 2020 với nhiều kỳ vọng thế nhưng dịch nCoV đã tạo ra cú sốc ngay từ đầu năm.

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh nCoV đã làm đảo lộn kế hoạch của nhiều sàn bất động sản. Hiện tại, nhiều môi giới được cho làm việc ở nhà, số khác thì xin về quê tiếp tục “nghỉ tết” vì khách hàng cũng hạn chế gặp mặt.

Nguyên nhân bởi đặc thù của nghề môi giới là gặp mặt trực tiếp, tổ chức bán hàng tập trung đông người, nhưng khi dịch bệnh nCoV xảy ra việc ai cũng ngại gặp gỡ, tiếp xúc, tập trung nơi đông người nên trao đổi giao dịch qua online, hiệu quả kém.

Hiện không ít sàn giao dịch và công ty môi giới đóng quân trên các tuyến đường thuộc nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, TP HCM hiện vẫn “cửa đóng then cài”, chưa có dấu hiệu quay trở lại hoạt động.

Không chỉ các sàn môi giới nhỏ lẻ, dịch bệnh corona cũng đang phá vỡ nhiều dự định của các chủ đầu tư bất động sản lớn.

Bất động sản nghỉ dưỡng được cho là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh corona. Bên cạnh việc sụt giảm lượng lớn du khách từ Trung Quốc, nhiều du khách từ các châu lục khác cũng đang cân nhắc lựa chọn để né “ổ dịch” châu Á. Tình trạng các khách sạn, khu du lịch vắng khách đã xuất hiện.

Với bất động sản nghỉ dưỡng condotel, cú sốc Cocobay cuối năm 2019 đang để lại nhiều ám ảnh. Nhiều nhà đầu tư mất dần niềm tin vào condotel trong khi đây chính là sản phẩm đang dẫn đầu về số lượng tại các thị trường nghỉ dưỡng nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc… Cùng với đó, việc condotel vẫn chưa có một “danh phận” pháp lý rõ ràng càng khiến cho khả năng quay lưng của các nhà đầu tư với phân khúc này càng cao hơn.

Một lo ngại khác đã được nhiều doanh nghiệp địa ốc nhắc đến từ trước. Đó là ảnh hưởng từ lộ trình siết vốn tín dụng vào bất động sản.

Cụ thể, theo Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/1/2020 đến ngày 30/9/2020, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40%, từ tháng 10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%. Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Hiện có 2 ngân hàng không ghi nhận cho vay tại bất động sản và tư vấn là Vietcombank và VIB, 5 nhà băng giảm tỷ trọng trong tổng dư nợ và chỉ 2 đơn vị báo tăng 1 điểm phần trăm.

MSB có sự thay đổi tỷ trọng dư nợ bất động sản lớn nhất với việc giảm 16 điểm phần trăm trong năm 2019, xuống 23,7%, cao nhất trong số các ngân hàng khảo sát. Giá trị dư nợ mảng này giảm 23% từ 19.512 tỷ đồng tại cuối năm 2018, xuống gần 15.040 tỷ đồng năm 2019.

Theo sau MSB, VPBank giảm tỷ trọng cho vay bất động sản từ gần 20% xuống chưa tới 10%. Giá trị dư nợ mảng này giảm 44% xuống 24.361 tỷ đồng vào cuối năm qua.

Một số đơn vị khác giảm nhẹ tỷ trọng như KienLongBank giảm từ 12,7% xuống 10,7%, MB giảm từ 2,4% xuống 2,1%, SaigonBank từ 5,2% xuống 4,5%.

Duy nhất chỉ có SHB và PGBank là 2 đơn vị tăng tỷ tọng dư nợ bất động sản, lần lượt 0,7 và 1 điểm phần trăm, chiếm 8% và 4% trong cơ cấu. Giá trị cho vay mảng này tăng tương ứng lần lượt 33%, 44%.

Bài liên quan