Thổ Nhĩ Kỳ phản đối, NATO nêu điều kiện kết nạp Phần Lan và Thụy Điển
Tổng thư ký Jens Stoltenberg nói rằng Phần Lan và Thụy Điển không có khả năng được trao tư cách ứng viên trừ khi họ đáp ứng các yêu cầu củaThổ Nhĩ Kỳ.

Ngoại trưởng Phần Lan, Ngoại trưởng Thụy Điển và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại một sự kiện ngày 24/1 (Ảnh: AFP).
Theo Tổng thư ký Jens Stoltenberg, NATO khó lòng chấp nhận tư cách ứng viên của Phần Lan và Thụy Điển tại hội nghị thượng đỉnh của khối này vào ngày 28-30/6 ở Tây Ban Nha khi các quốc gia Bắc Âu chưa đáp ứng các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Người đứng đầu NATO thừa nhận lập trường của Ankara trong việc phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối, đồng thời kêu gọi các bên cần quan tâm thảo luận và giải quyết các yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Không có quốc gia nào phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công khủng bố như Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh quan trọng và khi một đồng minh có quan ngại thì nên thảo luận và giải quyết vấn đề đó", ông Jens Stoltenberg nói.
Tổng thư ký Jens Stoltenberg lưu ý, Cộng hòa Bắc Macedonia đã phải mất hơn 10 năm với tư cách ứng viên trước khi gia nhập NATO do sự phủ quyết từ Hy Lạp.
"Thụy Điển và Phần Lan có thể tham gia với tư cách khách mời trong Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ được tổ chức tại Madrid. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ trước ngày 28/6, họ sẽ khó trở thành quốc gia ứng cử viên NATO", ông Jens Stoltenberg nói.
Hai quốc gia Bắc Âu chính thức nộp đơn xin gia nhập khối quân sự do Mỹ dẫn đầu vào giữa tháng 5, trong bối cảnh Nga phát động chiến dịch quân sự tấn công Ukraine.
Hồ sơ đăng ký trở thành thành viên của Thụy Điển và Phần Lan đã được Washington và các đồng minh NATO châu Âu hoan nghênh, tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Croatia đã đe dọa sẽ cản trở các đơn đăng ký trừ khi các mối quan ngại về an ninh quốc gia của họ được giải quyết.
Việc gia nhập NATO cần có sự chấp thuận của tất cả các quốc gia trong khối, gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quá trình để Thụy Điển và Phần Lan trở thành thành viên NATO đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi sự chia rẽ ngay chính trong nội bộ của liên minh quân sự này.
TIN LIÊN QUAN

Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO
29/06/2022, 06:42
Nga 'trừng phạt' vợ và con của Tổng thống Joe Biden
29/06/2022, 06:22
Trung tâm thương mại Ukraine chìm trong biển lửa, 50 người thương vong
28/06/2022, 13:29
Kinh hoàng: Phát hiện hơn 40 thi thể di dân trong xe container
28/06/2022, 09:42
Nga phủ nhận 'vỡ nợ nước ngoài'
28/06/2022, 06:58
Nhật Bản cấm vàng Nga, tung thêm loạt biện pháp trừng phạt
27/06/2022, 14:00
Các nước G7 sẽ cấm nhập vàng Nga
27/06/2022, 06:34
Diễn biến mới nhất tình hình chiến sự Nga – Ukraine 24 giờ qua
27/06/2022, 05:35
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật kiểm soát súng đạn
26/06/2022, 06:58Diễn biến mới nhất tình hình chiến sự Nga – Ukraine 24 giờ qua
24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến mới liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, đáng chú ý là Nga rút một số tướng chủ chốt khỏi cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuyên bố mới nhất của Tổng thống Putin về khủng hoảng lương thực toàn cầu
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã "gây bất ổn sản xuất nông nghiệp toàn cầu" với việc hạn chế vận chuyển phân bón từ Nga và Belarus.
Liên Hợp Quốc cảnh báo về khủng hoảng lương thực chưa từng có trên thế giới
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các bên cần phải tăng cường phối hợp và đưa ra các biện pháp tổng hợp, đa chiều, đồng thời nhấn mạnh việc xảy ra một nạn đói lớn trong thế kỷ 21 là điều không thể chấp nhận.
Ông Trump bất ngờ lên tiếng sau phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ
Cựu Tổng thống Donald Trump cho biết việc đề cử thành công 3 thẩm phán bảo thủ vào Tòa án Tối cao Mỹ trong nhiệm kỳ của ông đã giúp tòa án lật lại phán quyết về quyền phá thai.
Diễn biến mới nhất tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 24/6
24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến mới liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, đáng chú ý là Nga nói Ukraine phải 'chấp nhận mọi yêu cầu' để chấm dứt xung đột.
Ukraine cần làm gì để chính thức gia nhập EU?
Ukraine sẽ được yêu cầu thực hiện các cải cách về kinh tế, chính trị. Và chắc chắn EU sẽ không tiếp nhận một quốc gia đang trong tình trạng xung đột.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật kiểm soát súng
Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật tăng cường kiểm soát vũ khí, khi nước này đối mặt tình trạng bạo lực súng đạn tràn lan.
Ukraine chính thức thành ứng viên EU
Các lãnh đạo EU đã trao tư cách ứng viên cho Ukraine và Moldova nhằm thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ, gọi đây là "thời khắc lịch sử".
Diễn biến mới nhất tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 23/6
24 giờ qua ghi nhận nhiều diễn biến mới liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, đáng chú ý là Nga đạt bước tiến ở Lugansk.