Thông tin tình hình hạn mặn miền tây: Bàn giải pháp 'né' mặn

Thứ sáu, 17/04/2020, 09:00 AM

Thông tin tình hình hạn mặn miền tây cập nhật các giải pháp né mặn do chuyên gia gợi ý từ nay cho đến hết ngày 20/4 - thời điểm bắt đầu xuất hiện nhiều mưa ở vùng đất phía nam tổ quốc.

Thông tin tình hình hạn mặn miền tây đã bớt căng thẳng hơn khi miền Nam bắt đầu xuất hiện mưa.

Thông tin tình hình hạn mặn miền tây đã bớt căng thẳng hơn khi miền Nam bắt đầu xuất hiện mưa.

Thông tin tình hình hạn mặn miền tây đã bớt căng thẳng hơn khi miền Nam bắt đầu xuất hiện mưa.

Từ nay đến tháng Năm, xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm nhưng vẫn ở mức cao. Các vụ lúa còn lại trong năm 2020 vẫn tiếp tục đối phó với những khó khăn không chỉ là khô hạn, xâm nhập mặn mà còn phải lưu ý đến những diễn biến bất thường khác về lũ, bão.

Do vậy, triển khai các giải pháp trữ nước, "né" mặn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với mặn là việc làm cấp bách để phát triển vựa lúa số 1 Việt Nam.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp vùng chịu ảnh hưởng của hạn mặn, vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với lãnh đạo các tỉnh đã xây dựng các kịch bản cụ thể, phù hợp thực tiễn cho từng địa bàn sản xuất, bao gồm cây ăn trái, cây lúa và hoa màu.

Trên cơ sở đó, các địa phương chuyển đổi cây trồng phù hợp ở những nơi không có lợi thế sản xuất lúa; xuống giống lúa sớm hơn 20-30 ngày nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước; sử dụng giống lúa ngắn ngày và chịu được hạn, mặn…

Ông Tùng cũng lưu ý việc sản xuất các vụ lúa còn lại trong năm 2020 tiếp tục đối phó với những khó khăn. Do đó, thời vụ xuống giống lúa phải tuân thủ nguồn nước cung cấp và tình hình diễn biến các đối tượng dịch bệnh.

Việc xuống giống lúa cần tập trung trong khung thời gian ngắn, xuống giống nhanh, gọn để tranh thủ và sử dụng hiệu quả nguồn nước. Cũng cần cập nhật thông tin tình hình hạn mặn miền tây để xác định rõ thời gian xuống giống phù hợp nhật cho nông dân. 

Ông Tùng khuyến cáo các tỉnh nên xuống giống tập trung trong 2 đợt. Cụ thể, đợt 1 cần tập trung xuống giống trong tháng Tư. Còn đợt 2, xuống giống trong tháng Năm. Với các vùng chịu ảnh hưởng mặn, nước mặn xâm nhập vào nội đồng trong vụ Đông Xuân, thì cần rửa mặn đầu mùa mưa hoặc khi có nước ngọt.

Ngoài ra, sau khi rửa mặn mới bố trí xuống giống tập trung một đợt tháng Năm. 

Riêng với vùng sản xuất lúa 2 vụ, các địa phương cần tổ chức xuống giống vào đầu hoặc giữa tháng Năm và kết thúc trong tháng Sáu.

“Việc bố trí xuống giống lúa như trên sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do hạn, mặn đầu vụ, mưa, bão, lũ vào cuối vụ ở các tiểu vùng sản xuất chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và mưa, lũ,” ông Tùng nhấn mạnh.

Thông tin tình hình hạn mặn miền tây: Hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ĐBSCL

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định hỗ trợ 530 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho 8 địa phương để thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn như: Bơm nước, nạo vét kênh mương, đắp đập tạm ngăn mặn giữ ngọt; đào ao, giếng trữ nước ngọt; kéo dài đường ống cấp nước sinh hoạt; mua thiết bị lọc, trữ nước; vận chuyển nước cho người dân, bệnh viện, trường học tại vùng khó khăn về nguồn nước ngọt.

Mức hỗ trợ cụ thể: Bến Tre 70 tỷ đồng, Long An 70 tỷ đồng, Tiền Giang 70 tỷ đồng, Cà Mau 70 tỷ đồng, Kiên Giang 70 tỷ đồng, Sóc Trăng 60 tỷ đồng, Trà Vinh 60 tỷ đồng, Bạc Liêu 60 tỷ đồng. 

Bài liên quan