Thừa Thiên Huế cần cơ chế để thành 'Đô thị di sản đặc thù'

Thứ năm, 12/09/2019, 19:06 PM

Liên quan đến việc kiến nghị cần có cơ chế để công nhận Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh chủ động phối hợp với các bộ, ngành tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển đô thị…

thua-thien-hue-can-co-che-de-thanh-do-thi-di-san-dac-thu-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-tong-ket-danh-gia-thuc-trang-phat-trien-do-thi
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chiều tối 12/9, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, vào ngày 3/9, Tổng thư ký Quốc Hội Nguyễn Hạnh Phúc đã ký Thông báo kết luận số 3304/TB-TTKQH, thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại chuyến thăm, làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế (ngày 17/8).

Theo đó, nhiều đề xuất, kiến nghị của tỉnh này đã được Chủ tịch Quốc hội ủng hộ và chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành xem xét giải quyết.

Liên quan đến kiến nghị có Nghị quyết của Bộ Chính trị về “xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và xem xét có cơ chế chính sách riêng để công nhận Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị với tỉnh này.

Theo đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh này sớm hoàn thành việc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 để báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định về việc ban hành một Nghị quyết mới, nhằm xác định định hướng phù hợp cho việc tiếp tục xây dựng và phát triển tỉnh tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thừa Thiên Huế trong thời kỳ mới.

Về việc công nhận Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh chủ động phối hợp với các bộ, ngành tổng kết, đánh giá thực trạng phát triển đô thị của tỉnh theo các tiêu chí, định mức về quy mô, trình độ phát triển theo quy định tại nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH14, đáp ứng vai trò hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng và cả nước, cũng như trong mối tương quan phát triển của các đô thị trực thuộc Trung ương khác.

Trên cơ sở đó, hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) xem xét, quyết định.

Đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Ủy ban TVQH về phân loại đô thị và tiêu chuẩn của đơn vị hành chính trong thời gian qua để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, hạn chế nhằm kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn.

thua-thien-hue-can-co-che-de-thanh-do-thi-di-san-dac-thu-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-tong-ket-danh-gia-thuc-trang-phat-trien-do-thi
Thừa Thiên Huế cần có cơ chế để trở thành "Đô thị di sản - Thành phố trực thuộc Trung ương”.

Về mở rộng ranh giới TP. Huế theo hướng hình thành đô thị trung tâm với trục cảnh quan dọc theo sông Hương, Chủ tịch Quốc hội cơ bản nhất trí với chủ trương mở rộng địa giới hành chính TP. Huế để có đủ không gian phát triển đô thị phù hợp với định hướng bảo tồn di sản văn hóa và thân thiện môi trường.

Tuy nhiên, việc mở rộng này cần gắn kết chặt chẽ với quan điểm, mục tiêu và kế hoạch sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo các Nghị quyết của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Ủy ban TVQH về việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021. Tỉnh sớm hoàn thiện đề án trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban TVQH xem xét, quyết định.

Trước đó, báo cáo tại buổi làm việc, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị, đô thị Thừa Thiên Huế đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng theo các lợi thế và bản sắc riêng; là đô thị theo hướng "di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường".

Ông Thọ cho rằng, hiện nay, đánh giá đô thị loại I được xác định theo các tiêu chí quy định tại Nghị quyết 1210 ngày 25/5/2016 của Ủy ban TVQH là khó khả thi đối với một đơn vị mang tính đặc thù của quốc gia về di sản như tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để tạo đột phá, thúc đẩy phát triển đô thị Huế theo hướng "di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường", tỉnh Thừa Thiên Huế cần có cơ chế để trở thành "Đô thị di sản - Thành phố trực thuộc Trung ương", nhằm phục dựng và bảo tồn toàn vẹn các di dản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên mang nét đặc trưng của Việt Nam mà Cố đô Huế đang vinh dự bảo tồn và phát huy.

 

Dừng dự án khu nhà ở sinh viên Đại học Huế trên 200 tỷ đồng

Từng được kỳ vọng là điểm nhấn của Khu quy hoạch Đại học Huế, thế nhưng, dự án khu nhà ở sinh viên Đại học Huế trên 200 tỷ đồng buộc phải dừng vì nằm “đắp chiếu” trong thời gian dài.

 

Thay bóng đèn truyền thống 21 tuyến đường phố ở Huế bằng đèn Led

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 13 tỷ đồng để thay thế bóng đèn truyền thống bằng đèn Led tại 21 tuyến đường phố.

 

Ngôi làng cổ thứ hai Việt Nam được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế

Làng cổ Phước Tích - ngôi làng cổ thứ hai Việt Nam, còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung. Ngôi làng này vừa được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế.