Thừa Thiên Huế: Công nhận làng nghề chế biến nước mắm Hải Nhuận

Thứ năm, 14/03/2019, 17:32 PM

Việc làng nghề chế biến nước mắm được công nhận làng nghề truyền thống là động lực để người dân nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa thương hiệu nước mắm Hải Nhuận tiếp tục vươn ra thị trường trong và ngoài nước.

thua-thien-hue-cong-nhan-lang-nghe-che-bien-nuoc-mam-hai-nhuan
Sản phẩm nước mắm Hải Nhuận. Ảnh: Tiến Dũng.

Chiều ngày 14/3, UBND huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) đón Bằng công nhận làng nghề chế biến nước mắm Hải Nhuận (xã Phong Hải).

Tại buổi lễ, UBND huyện Phong Điền đã trao Quyết định số3079/QĐ-UBND  ngày 28/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công nhận làng nghề chế biến nước mắm Hải Nhuận cho Ban Đại diện làng Hải Nhuận.

Việc làng nghề chế biến nước mắm Hải Nhuận được công nhận làng nghề truyền thống là động lực để chính quyền và người dân nơi đây nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa thương hiệu nước mắm Hải Nhuận tiếp tục vươn ra thị trường trong và ngoài nước.

Được biết, làng nghề chế biến nước mắm Hải Nhuận được hình thành từ cộng đồng dân cư vùng ven biển, nơi có nguồn thủy sản dồi dào chế biến nước mắm.

Hiện nay, làng Hải Nhuận có hơn 200 hộ tham gia nghề chế biến nước mắm. Hằng năm, làng nghề cung ứng ra thị trường hơn 130 ngàn lít nước mắm.

Với đặc điểm là một làng ven biển với nhiều loại hình khai thác biển quanh năm, sản lượng thủy hải sản khá phong phú đa dạng, các sản phẩm làm ra ngày một dồi dào, do đó, các sản phẩm làm ra, ngoài việc tự cung tự cấp trong gia đình, người dân còn đem đi bán, các sản phẩm dư thừa còn lại như cá, tôm, ruốc (khuyết)… đều được người dân trộn với muối rồi cho vào lu, vào vại làm mắm.

Từ đó, dân làng Hải Nhuận đã biết cách để ướp cá, làm các loại mắm từ cá trong đó nước mắm là một đặc sản nổi bật của làng Hải Nhuận. Và cái nghề làm mắm, ruốc của làng cũng bắt đầu từ đó.

Từ bao đời nay, tiếp nối nghề truyền thống của cha ông để lại, sau nhiều năm duy trì và phát triển, đến nay, nghề sản xuất và chế biến nước mắm Hải Nhuận đã tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

Nghề chế biến nước mắm của làng Hải Nhuận sản xuất theo quy trình sản xuất chế biến truyền thống nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường và theo đúng quy định của pháp luật.

Quá trình sản xuất chế biến nước mắm của người dân làng Hải Nhuận để ra sản phẩm từ khâu chọn nguyên liệu là những mẻ cá tươi mới đánh bắt, chọn lọc và rửa sạch, trộn vào muối biển với tỉ lệ ba cá một muối, rồi cho vào lu.

Sau đó, gài miệng lu cho thật kín kẻ, để lu nơi khô ráo, an toàn, hoàn toàn kín gió. Sau 12 tháng, cá bắt đầu chín rục thành mắm, thì đem ra sàn lọc.

Từng giọt nước mắm ngân nhỉ kết hợp với nắng nóng tạo nên mùi vị đặc trưng, mang đậm hương sắc của một vùng biển.

Nước mắm Hải Nhuận đậm đà, thơm ngon nổi tiếng trải qua bao thế hệ vẫn luôn giữ được cái hồn và bản sắc riêng của nước mắm làng Hải Nhuận. Chính điều này đã làm cho làng Hải Nhuận nổi tiếng từ xưa với truyền thống sản xuất, chế biến mắm và nước mắm các loại.

Với những tên gọi rất quen thuộc và dân dã như mắm ruốc, mắm cá, mắm dưa, mắm thính, nước mắm ruốc, nước mắm cá là những món ăn không thể thiếu của người dân trong làng và vang xa tới các vùng quê lân cận.

 

Công thức làm nước mắm thơm ngon, không hóa chất tại nhà

Trong khi nước mắm công nghiệp tràn ngập thị trường với chất bảo quản, hương liệu nhiều người chọn cách tự làm nước mắm thơm ngon tại nhà.

 

Nước mắm truyền thống là gì? Tại sao gọi nước mắm truyền thống?

Liên quan dự thảo tiêu chuẩn nước mắm gây tranh cãi vừa qua, người tiêu dùng băn khoăn nước mắm truyền thống là gì? Tại sao gọi nước mắm truyền thống? Các phân biệt nước mắm truyền thống?

 

‘Người tiêu dùng hiểu nhầm họ ăn nước mắm nhưng thực sự họ đang ăn nước chấm’

TS. Trần Thị Dung cho biết, hiện nay người tiêu dùng hiểu nhầm họ ăn nước mắm nhưng thực sự họ đang ăn nước chấm có hương liệu, có chất bảo quản.

 

Cập nhật thông tin vụ nước mắm truyền thống 'kêu cứu' Chính phủ

Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm được cho cổ súy cho sự phát triển nước mắm pha chế, nước mắm công nghiệp, gây khó khăn cho nước mắm truyền thống.

 

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị trả lại tên nước mắm cho… nước mắm

Liên quan đến dự thảo tiêu chuẩn nước mắm, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị trả lại tên nước mắm cho… nước mắm, không phải nước mắm thì không gọi là nước mắm.

 

Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm: Ai hưởng lợi?

Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm được cho sẽ “giết chết” nước mắm truyền thống ồn ào những ngày qua. Thị trường nước mắm đang cạnh tranh quyết liệt, trong đó Masan vẫn chiếm lĩnh thị phần lớn nhất.