Thừa Thiên Huế liên tục xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Thứ tư, 22/05/2019, 08:07 AM

Chỉ sau vài ngày tái phát dịch tả lợn châu Phi, đến nay, Thừa Thiên Huế liên tục xuất hiện loại dịch bệnh này ở nhiều địa phương.

thua-thien-hue-lien-tuc-xuat-hien-dich-ta-lon-chau-phi
Tình hình dịch bệnh ở Thừa Thiên Huế diễn ra liên tục.

Ngày 22/5, ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) cho hay, trong 2 ngày 18 và 19/5, gia đình bà Dương Thị Thưởng (ở tổ 6, phường Phú Bài) có 2 trên tổng số 8 con lợn bị chết nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó, bà liền báo với chính quyền địa phương.

Nhận được thông tin, lực lượng chức năng thị xã đã đến lấy mẫu máu gửi xét nghiệm, hướng dẫn tiêu hủy các con lợn chết bằng cách chôn lấp và rắc vôi, vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực xung quanh.

Đến tối 20/5, kết quả mẫu xét nghiệm cho thấy, các con lợn trên dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi.

Tiếp đến, lực lượng chức năng thị xã phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy 6 con heo còn lại của gia đình bà Thưởng, đồng thời, triển khai các biện pháp dập dịch, khoanh vùng, tăng cường tiêu độc khử trùng các vùng lân cận nhằm hạn chế lây lan.

Ông Tập cho biết: “Thị xã đã họp khẩn với các địa phương trên địa bàn để có phương án ngăn ngừa lây lan, chỉ đạo UBND phường Phú Bài bố trí địa điểm chôn lấp phù hợp và hướng dẫn gia đình bà Thưởng kê khai để hỗ trợ”.

Trong khi đó, tại TP Huế, hiện nay, dịch tả lợn châu Phi cũng đã xuất hiện. Cụ thể, gia đình bà Nguyễn Thị Huệ (ở tổ 10, phường An Tây) đã có 7 con lợn bị chết, sau đó, tiến hành tiêu hủy.

Từ ngày 19/5 cho đến nay, để khống chế ổ dịch bệnh và ngăn chặn dịch bệnh lây lan, các địa phương đã huy động người phun hóa chất, rải vôi tại các hộ chăn nuôi, cung cấp vật tư và hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện phun thuốc, rải vôi chuồng trại 2 lần/tuần.

Thông tin từ phòng Kinh tế TP Huế cho hay, sau khi xuất hiện ổ dịch ở gia đình hộ dân trên, phòng đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện các công đoạn khử trùng và tiêu hủy lợn bệnh theo đúng quy trình, trích ngân sách thành phố hỗ trợ thiệt hại cho gia đình với mức hỗ trợ là 38.000đ/kg.

Hiện thành phố tập trung tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm túc “năm không”, chỉ đạo 27 phường trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, tiêu độc khử trùng tại các hộ nuôi.

UBND TP Huế cũng đã chỉ đạo các địa phương triển khai công tác tiêu độc khử trùng đối với tất cả đàn lợn trên địa bàn nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo thống kê,  toàn thành phố có trên 3 ngàn con lợn được chăn nuôi theo mô hình trang trại và hộ gia đình.

Như vậy, chỉ sau vài ngày xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở thị xã Hương Trà, đến nay, loại dịch bệnh này cũng đã xuất hiện ở thị xã Hương Thủy, thành phố Huế.

 

Vì sao dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Quảng Nam?

Nhiều khả năng, nguyên nhân khiến dịch tả lợn Châu Phi bùng phát ở Quảng Nam là do các công nhân người miền Bắc đã mang sản phẩm lợn từ vùng dịch vào địa phương này tiêu thụ.

 

Dịch tả lợn châu Phi ‘Nam tiến’ người chăn nuôi điêu đứng

Không chỉ miền Bắc, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Nam khiến giá heo hơi nơi đây giảm mạnh, người chăn nuôi điêu đứng.

 

Nhiều yếu kém trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong báo cáo phòng chống tịch tả lợn Châu phi cho nhiều tồn tại, yếu kém trong công tác phòng chống dịch