Thừa Thiên Huế tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích

Thứ sáu, 23/08/2019, 14:08 PM

Để nâng cao hơn nữa trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng và bảo vệ di tích.

q
Đình làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang) là điểm di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ngày 23/8, thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cho hay, Sở này vừa có công văn yêu cầu UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tăng cường chỉ đạo các phòng, ban liên quan và chính quyền các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh ở một số địa phương trong tỉnh đã đạt một số kết quả đáng khích lệ; nhiều công trình được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.

Tuy nhiên, việc tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả như mong muốn.

Đặc biệt, một số công trình di tích đã xếp hạng (cấp quốc gia, cấp tỉnh, các công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa được đưa vào Danh mục kiểm kê), quá trình tu bổ, tôn tạo hoặc xây dựng trong khu vực di tích đã vi phạm Luật Di sản văn hóa và các quy định liên quan, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Để nâng cao hơn nữa trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các phòng Văn hóa Thông tin, phòng Đô thị, phòng Kinh tế Hạ tầng và UBND các phường, xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong công tác xây dựng và bảo vệ di tích.

Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh có 166 di tích được xếp hạng từ cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp tỉnh được phân cấp quản lý cho các địa phương, đơn vị.

Cụ thể, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý 40 di tích (16 di tích quốc gia đặc biệt, 7 di tích quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh), phối hợp quản lý 7 di tích (5 di tích quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh).

Bảo tàng Lịch sử tỉnh quản lý 14 di tích (12 di tích quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh), phối hợp quản lý 91 di tích (6 di tích quốc gia đặc biệt, 31 di tích quốc gia, 54 di tích cấp tỉnh).

Bảo tàng Hồ Chí Minh quản lý 6 di tích (3 di tích quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh), phối hợp quản lý 3 di tích (1 di tích quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh).

Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế quản lý 1 di tích quốc gia và Công ty TNHH NN MTV XD&CN Thừa Thiên Huế quản lý 1 di tích cấp tỉnh.

Thành phố Huế quản lý 18 di tích (7 di tích quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh), phối hợp quản lý 36 di tích (9 di tích quốc gia đặc biệt, 18 di tích quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh).

Thị xã Hương Thủy quản lý 14 di tích (6 di tích quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh); phối hợp quản lý 4 di tích (2 di tích quốc gia đặc biệt, 2 di tích quốc gia). Thị xã Hương Trà quản lý 8 di tích (2 di tích quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh); phối hợp quản lý 14 di tích (4 di tích quốc gia đặc biệt, 3 di tích quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh).

Các huyện: Phong Điền quản lý 18 di tích (6 di tích quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh), phối hợp quản lý 1 di tích quốc gia; Quảng Điền quản lý 9 di tích (3 di tích quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh); Phú Vang quản lý 12 di tích (4 di tích quốc gia, 8 di tích cấp tỉnh), phối hợp quản lý 6 di tích (1 di tích quốc gia đặc biệt, 4 di tích quốc gia, 1 di tích cấp tỉnh); Phú Lộc quản lý 11 di tích (6 di tích quốc gia, 5 di tích cấp tỉnh), phối hợp quản lý 1 di tích quốc gia; A Lưới quản lý 12 di tích (6 di tích quốc gia đặc biệt, 3 di tích quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh); Nam Đông quản lý 2 di tích cấp tỉnh.

 

Di dời hơn 15 ngàn nhân khẩu ra khỏi Di tích Huế

Đề án sau khi được triển khai và hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra diện mạo hoàn toàn mới, đẹp hơn, sạch hơn cho bộ mặt đô thị cũng như di sản Huế. Đặc biệt, 4.200 hộ dân với hơn 1,5 vạn nhân khẩu sẽ có điều kiện sống tốt hơn và phát triển hơn tại nơi ở mới.

 

Phụ nữ mặc áo dài truyền thống sẽ được miễn vé khi tham quan di tích Huế

Từ ngày 7–9/3, phụ nữ trong nước và quốc tế khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam đến tham quan di tích Huế sẽ được miễn vé.

 

Miễn vé tham quan di tích Huế vào ngày 26/3

Cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh và du khách là người Việt Nam khi đến tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế vào ngày 26/3 sẽ được miễn vé tham quan.