Thừa Thiên Huế xử lý như thế nào với các dự án chậm tiến độ?

Thứ bảy, 24/08/2019, 10:51 AM

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hàng chục dự án chậm tiến độ. Vậy tỉnh này sẽ xử lý như thế nào với các dự án này?

thua-thien-hue-xu-ly-nhu-the-nao-voi-cac-du-an-cham-tien-do
Dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí và khách sạn Nguyễn Kim Huế không có tiến triển gì, bên trong công trình là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm.

Liên quan đến nhiều dự án chậm tiến độ trên địa bàn, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, phương án xử lý các dự án chậm tiến độ theo Nghị quyết 08 của HĐND tỉnh.

Cụ thể, đối với nhóm các dự án rà soát, xem xét thu hồi (có 24 dự án), đến nay, có 12/24 dự án thuộc danh mục cần rà soát thu hồi đã hoàn thành thủ tục chấm dứt hoạt động dự án theo quy định. Trong đó, Cơ quan quản lý đầu tư đã ban hành Quyết định chấm dứt hoạt động của 9 dự án, nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của 3 dự án.

Một số dự án tuy nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND tỉnh vẫn không có động thái triển khai trở lại, sớm đưa dự án đi vào hoạt động như: Dự án sản xuất và kinh doanh các loại nhà lắp ghép của Công ty TNHH Quốc tế Kugler; Nhà máy sản xuất kết cấu thép Phú Bài của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Kim Nguyên; Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH MTV Linh Ngọc; Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 3 của Công ty TNHH ACE VINA Constructions (Hàn Quốc). Những dự án này UBND tỉnh đang xem xét chấm dứt hoạt động dự án nếu nhà đầu tư vẫn không động thái triển khai trở lại, sớm đưa dự án đi vào hoạt động.

Đối với nhóm các dự án chậm tiến độ, giám sát đặc biệt (có 29 dự án), trên cơ sở Nghị quyết 08 và các ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Cơ quan quản lý đầu tư đã thành lập các đoàn kiểm tra, làm việc với nhà đầu tư để giám sát, đôn đốc tình hình thực hiện, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và đề xuất phương án xử lý phù hợp.

Đến nay, nhiều dự án thuộc danh mục giám sát đặc biệt đã có những chuyển biến tích cực, được nhà đầu tư tập trung nguồn lực thực hiện và cam kết sớm đưa dự án vào hoạt động. Có thể kể đến một số dự án tiêu biểu như Nhà máy ván nhân tạo MDF Ý Mỹ của Công ty MDF Ý Mỹ; Dự án Xây dựng cải tạo và mở rộng Khách sạn Thuận Hóa của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thuận Phú; Dự án Bến số 3 - Cảng Chân Mây của Công ty TNHH Hào Hưng Huế; Dự án Khu du lịch xanh Lăng Cô của Công ty TNHH Trùng Phương - Lăng Cô; Dự án Nhà máy sản xuất ô tô thống nhất Huế - Phú Bài của Công ty Cổ phần Cơ khí Thống Nhất; dự án Khai thác đất làm vật liệu san lấp của Công ty TNHH Hùng Đạt.

Bên cạnh đó, do nhà đầu tư không thể tiếp tục triển khai, 5 dự án thuộc danh mục giám sát đặc biệt đã bị thu hồi, chấm dứt hoạt động.

thua-thien-hue-xu-ly-nhu-the-nao-voi-cac-du-an-cham-tien-do
Ở đường Hà Nội, đến nay, dự án xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, văn phòng, căn hộ cao cấp vẫn bất động.

Đối với nhóm các dự án thuộc diện đôn đốc tiến độ thực hiện (có 26 dự án), trong quá trình giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện, đến nay, nhiều dự án đã tích cực được triển khai, đẩy nhanh tiến độ và đi vào hoạt động theo tiến độ cam kết.

Cụ thể: Dự án Nhà máy sinh dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO của Công ty TNHH sinh dược phẩm Hera đã đi vào hoạt động tháng 4/2018; Dự án Nhà máy sản xuất frit của Công ty Cổ phần Frit Huế đã hoàn thành đưa vào hoạt động trong năm 2018; Dự án Nhà máy may thứ ba của Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế đã hoàn thành đưa vào hoạt động tháng 9/2017, sớm hơn so tiến độ đăng ký; Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu Cristobalite của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Chế biến khoáng sản PHENIKAA Huế đã chính thức đi vào hoạt động Quý I/2019; Dự án sản xuất và gia công các loại sản phẩm gỗ của Công ty TNHH Lee&Park Wood Complex và Dự án Nhà máy may thứ tư của Công ty Cổ phần dệt may Hương Phú đã hoàn thành đưa vào hoạt động giai đoạn 1, đang thực hiện các thủ tục tiếp theo để triển khai giai đoạn 2.

Bên cạnh đó, 4 dự án đã được thu hồi do nhà đầu tư không có khả năng tiếp tục triển khai thực hiện (trong đó, 3 dự án được nhà đầu tư chủ động quyết định chấm dứt hoạt động).

Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2019, Cơ quan quản lý đầu tư sẽ tiếp tục xem xét tham mưu UBND tỉnh chấm dứt hoạt động khoảng 12 dự án (bao gồm 5 dự án thuộc danh mục cần rà soát thu hồi; 7 dự án thuộc danh mục dự án cần giám sát đặc biệt, đôn đốc tiến độ thực hiện). Đối với các dự án còn lại, Cơ quan quản lý đầu tư tiếp tục rà soát, làm việc với các nhà đầu tư để tham mưu báo cáo UBND tỉnh kịp thời.

 

Dự án D’San Raffles chậm tiến độ, TP Hà Nội nói gì?

UBND thành phố Hà Nội có văn bản trả lời ý kiến cử tri quận Hoàn Kiếm về dự án D'San Raffles tại số 22 – 24 Hàng Bài bị bỏ hoang gần 10 năm, biến tướng bãi trông xe.

 

Dự án cao tốc Bắc – Nam: Loại nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ

Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy quan trọng nhất trong hợp đồng ký với doanh nghiệp trúng thầu, Bộ GTVT phải có điều khoản ràng buộc để xử phạt, thay thế nhà thầu sử dụng công nghệ lạc hậu, chậm tiến độ.

 

Danh sách 16 dự án bị Hà Nội thu hồi vì chậm tiến độ

Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội vừa công khai danh sách 16 dự án bất động sản bị thu hồi, chấm dứt hoạt động do chậm triển khai trên địa bàn.