Thực phẩm Vissan bị phạt và truy thu thuế 600 triệu đồng

Thứ sáu, 13/09/2019, 07:03 AM

Kê khai hoá đơn bất hợp pháp, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) bị Cục Thuế TP HCM phạt và truy thu thuế 600 triệu đồng.

thuc-pham-vissan-bi-phat-va-truy-thu-thue-600-trieu-dong
Kê khai hoá đơn bất hợp pháp, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) bị Cục Thuế TP HCM phạt và truy thu thuế 600 triệu đồng.

Đoàn thanh tra Cục Thuế TP HCM vừa công bố Kết luận thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) trong niên độ kế toán 1/1-31/12/2018.

Cụ thể, theo Kết luận số 517/KL-CT, Vissan bị truy thu 59,2 triệu đồng do đã khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào các hóa đơn bất hợp pháp, kê khai sai thuế suất thuế GTGT hoạt động cho thuê tủ đông, kê khai thiếu thuế GTGT hoạt động cho thuê mặt bằng.

Đồng thời, công ty này cũng bị truy thu số tiền 385,7 triệu đồng vì kê khai chi phí hóa đơn bất hợp pháp, đã tính vào chi phí được trừ khoản khấu hao tài sản cố định không phục vụ hoạt động kinh doanh làm giảm số thuế phải nộp.

Ngoài ra, Cục Thuế TP HCM cũng đề nghị phạt một lần 13,8 triệu đồng tiền thuế do kê khai sai hoá đơn bất hợp pháp; phạt 86,2 triệu đồng về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; phạt 35 triệu đồng về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Cùng với khoản 24 triệu đồng tiền chậm nộp tiền thuế được tính đến ngày 3/9/2019, tổng số tiền Vissan phải nộp vào Ngân sách Nhà nước là gần 604 triệu đồng.

Kết luận nêu rõ, với các hành vi trên, Vissan đã vi phạm Điều 8 và 12 Luật thuế GTGT, Điều 9 Luật thuế TNDN, Điều 22 Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Điều 7 Luật Quản lý thuế.

Số tiền chậm nộp tiền thuế này, Visan có trách nhiệm tự tính bổ sung số tiền chậm nộp sau ngày 3/9 đến ngày nộp tiền đủ tiền thuế truy thu vào Ngân sách Nhà nước theo quy định. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này.

Ngoài liên quan vấn đề hóa đơn thuế, Visan còn bị khách hàng "tố" bán hàng không đảm bảo chất lượng. Cụ thể, tháng 2/2019, một khách hàng là sinh viên trường đại học tại Hà Nội hốt hoảng khi phát hiện sản phẩm xúc xích 3 Bông Mai heo của thương hiệu Vissan, bán tại siêu thị Big C Thăng Long đang trong tình trạng bị hư hỏng nặng, mốc đen dù vẫn còn hạn sử dụng.

Sau khi phản ánh với Vissan, khách hàng nhận được câu trả lời từ phía nhà sản xuất cho rằng, có thể trong quá trình lưu thông, công đoạn vận chuyển, bốc xếp thiếu nhẹ nhàng mới gây nên lực tác động lên vỏ bọc xúc xích, từ đó làm nứt, hở, tạo điều kiện cho không khí xâm nhập, oxy hóa sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật, nấm mốc xâm nhập, phát triển, dẫn đến gây hư hỏng.

Tuy nhiên, khách hàng không đồng tình trước câu trả lời này. Bởi theo chị, sản phẩm xúc xích 3 Bông Mai chị mua nằm trong 1 gói to bao gồm 3 chiếc xúc xích và theo quan sát, cả bao bì trong và bao bì ngoài của sản phẩm xúc xích 3 Bông Mai heo đều không có dấu hiệu bị dập, bị nứt, hở như nguyên nhân Vissan đã nêu.

Theo báo cáo tài chính bán niên soát xét 2019, 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu 2.350,75 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 48,47% kế hoạch cả năm (4.850 tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế 126,28 tỷ đồng, tăng trưởng 38,16% và đã hoàn thành 63,14% kế hoạch năm (200 tỷ đồng).

Trên thị trường, đóng cửa phiên 11/9, VSN tăng 2,3% lên mức giá 35.700 đồng/CP và đã chuyển nhượng thành công 1.100 cổ phiếu. Tính trung bình 10 phiên gần đây, thanh khoản của VSN cũng khá thấp, với khối lượng giao dịch chỉ đạt 880 cổ phiếu/phiên.

 

Bộ Y tế: Quảng cáo thực phẩm chức năng M-PHÉ có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm Thực phẩm chức năng M-PHÉ đang quảng cáo tại một số website.

 

Chuyên gia đặt hàng loạt câu hỏi trước hiện tượng Khaisilk, Asanzo làm mất lòng tin người tiêu dùng

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đặt ra hàng loạt câu hỏi từ việc Khaisilk buôn khăn lụa Trung Quốc gắn mắc Việt Nam và giờ là vụ việc Asanzo bị điều tra với nhiều nghi vấn.

 

Kem Trung Quốc nhập lậu bị bắt, người tiêu dùng ‘đặt cược’ sức khỏe vì ham rẻ

Chỉ với lời quảng cáo của người bán là “kem Trung Quốc nội địa”, thông tin sản phẩm mập mờ nhưng người tiêu dùng đang "đặt cược" sức khỏe vì ham của rẻ.