Thuế quan: Lợi thế hay yếu điểm của ông Trump?

Thứ bảy, 11/05/2019, 14:10 PM

Đàm phán thương mại Trung - Mỹ thất bại hôm thứ 6 (10/5) cho thấy rõ một điều: Có vẻ Tổng thống Donald Trump rất thích sử dụng chiêu bài tăng thuế quan lên hàng hóa để đem ra thỏa thuận trong các cuộc thỏa hiệp.

thue-quan-loi-the-hay-yeu-the-cua-ong-trump-tren-ban-dam-phan-thuong-mai
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc bắt tay Đại diện Thương mại Mỹ Robert E. Lighthizer sau cuộc đàm phán hôm 10/5. Ảnh: Reuters

Cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày đã không đưa ra được bất cứ thỏa thuận cụ thể nào bất chấp trước đó cả hai bên đã dự đoán sẽ có nhiều triển vọng. Trước đó chỉ 12 tiếng đồng hồ, Mỹ đã áp dụng mức thuế 25% lên 200 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc - một dấu hiệu cho thấy Tổng thống Donald Trump đã mất dần kiên nhẫn trước các cuộc đàm phán. 

Trong các tweet của mình, vị tổng thống nóng nảy của nước Mỹ cảnh báo, mức thuế cao có thể sẽ được duy trì lâu dài và là cách giải ưa thích của ông đối với bài toán cán cân thương mại với Trung Quốc. 

Ông viết: "Quan hệ giữa tôi với ngài Chủ tịch Tập khá mạnh mẽ và các cuộc đối thoại sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Nhưng hiện tại, Mỹ sẽ áp thuế lên Trung Quốc, điều có thể hoặc không thể loại bỏ chỉ dựa trên việc mong chờ vào những đàm phán tương lai".

Sự nhiệt tình của ông Trump với thuế quan chẳng có gì bí mật kể từ khi ông tuyên bố trong chiến dịch tranh cử của mình rằng, sẽ thu thuế 45% với mọi thứ người Mỹ mua từ Trung Quốc.

Nhưng có vẻ trọng tâm thuế của ông khác biệt hẳn với các tiền nhiệm đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa của mình, đặc biệt khi ông tuyên bố chắc nịch sẽ áp thuế với tất cả 540 tỷ đô hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc mỗi năm. 

"Thuế quan lại sự thịnh vượng nhiều hơn cho đất nước của chúng ta hơn bất cứ thỏa thuận trên trời nào trước đây", ông nói trong một tweet của mình sáng sớm ngày 10/5, thêm vào rằng việc tăng thuế nhập khẩu dễ hơn và nhanh hơn. Công cụ thuế quan này ngày càng hiện diện nhiều hơn trong nền kinh tế Mỹ. 

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thuế quan đánh vào máy giặt hồi tháng 1/2018, ông Trump đã mở rộng "câu lạc bộ thuế quan" của mình qua các mặt hàng khác như năng lượng mặt trời hay các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu đánh vào các thỏa thuận với Trung Quốc, Canada, Mexico và châu Âu. 

Chưa có thuế quan nào ông đẩy lên được gỡ bỏ cả. 

Việc Trump từ chối gỡ bỏ thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Mexico và Canada đã gây nên một cuộc chiến giữa chính ông với nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Thượng viện. Họ từ chối thông qua bất cứ thỏa thuận Bắc Mỹ mới nào trừ phi ông chấp nhận gỡ bỏ các hàng rào thuế quan này. Theo họ, ông Trump đã và đang làm tổn thương người nông dân Mỹ khi Mexico đáp trả hàng rào thuế bằng cách nâng thuế của các sản phẩm nông nghiệp Mỹ. 

Trump còn xem xét đánh thuế cao vào xe ô tô của Trung Quốc và nhiều mặt hàng khác từ châu Âu. 

Nhưng điều này không làm các thỏa thuận với Trung Quốc dễ dàng hơn. Có vẻ ông Trump đang đẩy các bất đồng thương mại với Trung Quốc leo thang với chiến dịch thuế quan của mình. Nó đang tạo ra nguy cơ bất ổn cho kinh tế và chính trị Mỹ, dẫn đến kết quả đáng thất vọng trên bàn đàm phán. 

"Chúng tôi đang ở vị thế rất khác so với chúng tôi cách đây chỉ một tuần", Carla Hills - Đại diện thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống George H.W.Bush nhận định, "Thuế quan không phải là công cụ đàm phán thương mại hiệu quả". 

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ cho rằng tiền thuế tăng lên này được thu từ các quốc gia sản xuất vấp phải phản đối từ cả hai phía. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng ảnh hưởng tài chính lớn nhất từ việc tăng thuế quan trong suốt năm qua hầu hết đều do người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ hứng chịu. 

"Tăng thuế quan sẽ là thảm họa. Mức thuế áp dụng đã khiến các hãng công nghệ tăng thêm khoản chi phí lên đến 1 tỷ USD kể từ tháng 10/2018", Gary Shapiro - Chủ tịch Hiệp hội tiêu dùng công nghệ Mỹ cho biết, "Đó có thể là cuộc chiến sống còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp không thể chịu đựng được mức chi phí gia tăng". 

Lời hứa của ông Trump trong việc xem xét các thỏa thuận thương mại của Mỹ là lời kêu gọi cử tri ở các bang công nghiệp miền Trung nước Mỹ. Đây là những bang lớn bị mất nhiều công việc và cử tri đổ lỗi sự thất nghiệp đó là do cạnh tranh không công bằng từ nước ngoài. 

Theo số liệu của ngân hàng Deutsche Bank, động thái tăng thuế quan của ông Trump chống lại Trung Quốc đã đẩy cái gọi là "tỷ trọng bình quân thuế quan Mỹ" - vốn từng thuộc nhóm thấp nhất thế giới - vượt lên mức 4% - cao hơn chỉ số này ở các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Theo tờ Washington Post bình luận, cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump vốn chỉ để bảo vệ những người ủng hộ ông mà thôi. 

Ông Trump, vốn đang quan sát thị trường chứng khoán và dữ liệu kinh tế một cách chặt chẽ, coi nền kinh tế mạnh mẽ chính là chìa khóa chính giúp ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử tới. Lập trường cứng rắn của Tổng thống Mỹ thời gian qua với Trung Quốc giúp ông thoát khỏi những chỉ trích cho rằng ông đã "bán rẻ" mình cho Bắc Kinh, một luật sư thương mại về hưu - là nguồn tin giấu tên của Washington Post nhận định. 

Các quan chức chính phủ cũng vậy. Họ đã kết nối lập trường cứng rắn của Tổng thống với sự tăng trưởng đáng ngạc nhiên của kinh tế. "Không có gì nghi ngờ rằng những chính sách thương mại đang hỗ trợ chỉ số GDP", Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Mnuchin chia sẻ với báo chí hôm thứ Hai (6/5) cho biết. 

Với ông Trump, mối nguy sẽ đến nếu tăng trưởng kinh tế hiện tại giảm sút. Các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vốn khá thịnh vượng dưới thời ông Trump, đang có chiều hướng giảm sút từ hè năm ngoái. Vào tháng 4/2019, khảo sát sản xuất của Viện quản lý cung ứng cho thấy chỉ số thấp nhất kể từ tháng 10/2016. 

"Sự leo thang mới nhất trong đàm phán thương mại với Trung Quốc có nguy cơ làm trầm trọng hơn hoạt động sản xuất. Mối đe dọa đã được thực hiện. Và nếu thuế quan tăng lên, nó sẽ là cú đánh vào các lĩnh vực vốn đang suy yếu", chuyên gia kinh tế của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch viết trong một nghiên cứu được đưa ra hôn thứ Sáu (10/5). 

Các doanh nghiệp phải lên kế hoạch khi thuế quan có thể tồn tại trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Nếu các doanh nghiệp lớn lo sợ đình trệ kinh doanh và khó bán hàng sang Trung Quốc thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ trở nên khó khăn trong việc gánh đỡ chi phí cao. Việc tìm đến các nhà cung cấp ở những nơi khác như Việt Nam, Đài Loan, Mexico cũng không phải một sớm một chiều. 

Đối với nhiều người, trong đó có Clifton Broumand - ông chủ của Man & Machine - cho rằng nước Mỹ cần phải làm gì đó với Trung Quốc - nhưng không phải theo cách của ông Trump hiện tại. "Tôi đồng ý với ông Trump rằng chúng ta phải theo sát Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ phương pháp của ông ta sai rồi", Broumand bình luận. 

Trong gần một thế kỷ, các đời tổng thống Mỹ đã làm việc để giảm thuế nhập khẩu liên bang, cho phép người tiêu dùng có nhiều điều kiện hơn để sử dụng hàng hóa bình dân, cũng như các nhà sản xuất có thể hưởng lợi từ những nơi có chi phí thấp. 

Việc Tổng thống Donald Trump quay trở lại áp tất cả mọi loại thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, những nỗ lực suất thập kỷ qua sẽ thay đổi - một sự thay đổi lịch sử. 

"Chúng tôi đang ở vị trí tồi tệ hơn chúng tôi cách đây một tuần", William Reinsch, một chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định, "thuế quan rõ ràng sẽ tồn tại lâu hơn và ở mức cao hơn chúng ta từng tưởng tượng". 

 

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp tục thất bại, Bắc Kinh sẽ 'ra đòn' trả đũa như thế nào?

Vòng đàm phán thương mại thứ 11 ồn ào vừa qua ở Mỹ đã kết thúc mà không có một thỏa thuận nào được đưa ra. Cuộc chiến tranh thương mại của Mỹ và Trung Quốc hẵng còn kéo dài và dù thế nào cũng vướng vào tình cảnh "cá chết lưới rách".

 

Trump quyết định tăng thuế với 300 tỷ USD hàng còn lại của Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định khởi động quá trình tăng thuế lên 25% đối với tất cả các hàng hóa Trung Quốc còn lại, trị giá 300 tỷ USD, sau khi đã tăng thuế với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hôm 10/5.