Thương lái Trung Quốc mua bọ 3 sọc tiền triệu, lo ngại người dân gây giống nuôi bán

Thứ hai, 26/08/2019, 13:36 PM

Với mức giá “trên trời” lên tới 1-2 triệu đồng/kg bọ 3 sọc của thương lai Trung Quốc nhiều lo ngại người dân sẽ nhân nuôi loài côn trùng độc hại này.

thuong-lai-trung-quoc-mua-bo-3-soc-doc-hai-lo-ngai-nguoi-dan-gay-giong-nuoi-ban
Thương lái Trung Quốc mua bọ 3 sọc độc hại, lo ngại người dân gây giống nuôi bán. Ảnh minh họa

Những ngày gần đây, loại  bọ 3 sọc (còn gọi là sâu ban miêu hay sâu đậu) được người dân các tỉnh Tây Nguyên săn lùng để bán cho thương lái Trung Quốc với mức giá đắt đỏ. Chủ cửa hàng tạp hóa ở xã Đăk Kroong cho biết, hơn một tuần trước có người phụ nữ ở phía Bắc, vào quán tìm mua với giá cao để bán cho thương lái Trung Quốc, làm thuốc.

Trả lời báo chí xung quanh câu chuyện bất thường này, ông Nguyễn Quý Dương - Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: Việc thương lái Trung Quốc thu mua loài sâu ban miêu là buôn bán, kinh doanh mang tính chất tiểu ngạch, thu mua gom theo kiểu vài cân một.

Thực chất phía Trung Quốc thu mua về làm thuốc hay mục đích đích gì Cục Bảo vệ Thực vật cũng không nắm rõ, tương tự như trước đây, trường hợp thương lái Trung Quốc thu mua các mặt hàng như giun đất, đỉa hay đuôi trâu… cũng tương tự vậy.

Ông Dương phân tích, sâu ban miêu là loài dịch hại phát triển ngoài đồng ruộng, không có ích với cây trồng nên việc người dân đổ xô bắt bán cho thương lái Trung Quốc không gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

“Thông thường, chúng ta sẽ quản lý các loài sâu bọ được nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Còn với trường hợp sâu ban miêu được mua bán đem qua biên giới thì không có vấn đề gì”, ông Dương nói.

Tuy nhiên, trước lo ngại với mức giá “trên trời” lên tới 1-2 triệu đồng/kg, liệu có lo ngại tình trạng người dân có thể nuôi loài sâu ba miêu này hay không, ông Dương nhấn mạnh: “Sâu ban miêu là loài dịch hại nên nhân nuôi loài này là vi phạm quy định. Nếu phát hiện người dân nhân nuôi thì phải cảnh báo việc đó”.

Cuối năm 2018, người dân tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh bỏ việc vào rừng săn lùng loài lan kim tuyến với giá chục triệu/kg.

Anh Trần Văn Dìn ở thôn Nà Ếch cho biết, cứ mỗi nhóm khoảng 4-5 người, đi vào rừng tìm từ 2 đến 3 ngày mới về một lần. “Người nào may mắn mỗi ngày cũng chỉ tìm được khoảng 1 lạng là cùng bởi loài này khá hiếm. Mỗi lạng về bán cho các thương lái cũng được 1,5 - 2 triệu đồng” - anh Dìn cho biết.

Cũng theo anh Dìn, khoảng 10 năm trước, loài lan kim tuyến này cũng đã được thương lái Trung Quốc thu mua, nhưng giá thành thấp hơn, chỉ khoảng 12 - 15 triệu/ 1kg. “Hiện tại, giá mỗi kilogam thương lái mua tại đây là 23 -25 triệu đồng” - anh Dìn nói.

Khi được hỏi về việc thua mua loài lan kim tuyến này để làm gì, một thương lái người Việt nói: “Chẳng biết họ làm gì, chỉ biết là họ mua với giá cao nên mình làm đầu mối thu gom từ người đi rừng về rồi khoảng chục ngày thì họ đến nhập”.

Cũng theo chị Tú, một thương lái khác cho biết gom được bao nhiêu thì họ lấy bấy nhiêu. Càng nhiều càng tốt nên các đầu gom như chị cũng cạnh tranh nhau khá khốc liệt. “Giá họ nhập dao động từ 27 - 30 triệu/kg. Nhưng dồn cả tháng may ra được vài kilogam là nhiều” - chị Tú cho biết.

Từ trước đến nay, ngoài thu mua các loại nông sản Việt, thương lái Trung Quốc còn thường xuyên gom mua nhiều loại nông sản lạ đời một cách bí ẩn như: Cau non, cam non, hoa thanh long, rễ hồ tiêu,... mới đây nhất là vơ vét sạch lá nhàu, cây dó liệt hay cá lìm kìm. Mục đích của những đợt thu mua kiểu lạ này thì ngay cả những đầu mối đại lý làm việc trực tiếp với phía Trung Quốc cũng không thể biết chính xác.

 

Bao giờ các trường Quốc tế chấm dứt tình trạng gắn mác dởm?

Theo các chuyên gia giáo dục, các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp xử lý cũng như có quy định chặt chẽ về việc đặt tên để tránh tình trạng các trường gắn mác Quốc tế nâng học phí là đánh lừa học sinh.

 

Ngân hàng Techcombank cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Ngân hàng Techcombank vừa ra cảnh báo tới khách hàng về những thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đường link quảng cáo trúng thưởng.

 

Cuộc đua bầu trời: Ông lớn hút hơi, Vingroup quyết 'chơi lớn'

Tuần qua nóng lên với hàng loạt thông tin liên quan doanh nghiệp xin đầu tư lĩnh vực hàng không như Vingroup, Thiên Minh, Vietravel.