Thứ hai, 11/02/2019, 11:54 AM
  • Click để copy

Tiến hành hạ nêu báo hiệu kết thúc kỳ nghỉ Tết

Những cây nêu được dựng lên trước Tết đã được hạ xuống, đánh dấu kỳ nghỉ Tết đã kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới.

tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Sáng 11/2 (tức mồng 7 Tết Kỷ Hợi), tại Triệu Miếu, Thế Miếu và điện Long An, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ Hạ nêu, Khai ấn tân niên và tặng chữ Chúc Xuân.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Theo tìm hiểu, lễ Hạ Nêu tại Hoàng cung triều Nguyễn thời xưa được thực hiện để đánh dấu kỳ nghỉ tết đã kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Mô phỏng theo nghi thức thời xưa, lễ Hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) và tiến hành hạ cây nêu. 
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Cây nêu ở sân Triệu Tổ Miếu, sân trước Thế Miếu được hạ trước, sau đó là đến cây nêu ở điện Long An.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Tiến hành hạ cây nêu.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Lấy ấn vàng xuống.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Kết thúc kỳ nghỉ Tết.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Sau lễ Hạ nêu là phần khai ấn tân niên và tặng chữ chúc Xuân. Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Kim ấn (mô phỏng phục chế) được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ "Phú - Thọ - Khang - Ninh" mang ý nghĩa: Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh, Bình yên. Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Kim ấn được đóng vào các tờ giấy trên đó có ghi các chữ Thư pháp mang ý nghĩa may mắn ở dạng thư pháp như Phúc, Lộc, Thọ, Tài… và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới Kỷ Hợi năm 2019.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Lễ Hạ nêu và Khai ấn Cung chúc Tân xuân là một sự kiện nằm trong hoạt động phục vụ du khách trong dịp Tết, nhằm khơi lại lễ nghi truyền thống giúp du khách thấy được nét văn hóa xưa của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.
tien-hanh-ha-neu-bao-hieu-ket-thuc-ky-nghi-tet
Trước đó, vào ngày 23 tháng Chạp, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã làm lễ dựng cây nêu để treo ấn đón Tết.
 

'Treo bút' vĩnh viễn nếu ông đồ ứng xử thiếu văn hóa tại hội chữ Xuân

Để nâng cao chất lượng của hội chữ Xuân Kỷ Hợi 2019 tại khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ngoài việc tuyển chọn các thầy đồ ưu tú, năm nay ban tổ chức còn có thể "treo bút" với những ông đồ vi phạm quy định ứng xử.

 

13 lễ hội lớn của miền Bắc mở ngày nào?

Miền Bắc có hàng ngàn lễ hội trong một năm, tập trung nhiều nhất vào mùa xuân. Xin giới thiệu với bạn đọc 13 lễ hội lớn, đặc sắc nhất.

 

Về làng rau 400 tuổi xem Lễ hội Cầu bông đầu năm

Cứ mỗi mùng 7 tháng giêng hàng năm, người dân làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) lại tổ chức Lễ hội Cầu bông với hy vọng 1 năm nhiều tài lộc cũng như bày tỏ lòng thành với tổ tiên lập ra làng.

 

Đắm say lễ hội khèn hoa xuân nơi ‘cổng trời’ Fansipan

Vô số điều thú vị đang đón chờ bạn ở nơi đỉnh thiêng Fansipan, trong Lễ hội khèn hoa và Hội xuân mở cổng trời 2019.

 

Điểm qua những lễ hội hấp dẫn dịp Tết ở Cố đô Huế

Trong dịp Tết Nguyên đán, người dân và du khách khi đến Huế sẽ có rất nhiều lễ hội để vui chơi, tham quan và hòa mình vào không khí sôi nổi trong những ngày Tết đầu xuân.