Nền văn hóa Kpop và nỗi ám ảnh ‘đập đi xây lại’ (Kỳ 2)

Thứ tư, 27/12/2017, 08:00 AM

Nền văn hóa Kpop không phải yếu tố duy nhất dẫn đến nỗi ám ảnh phẫu thuật thẩm mỹ, bên cạnh đó còn là tiêu chuẩn ngoại hình khắt khe và chủ nghĩa tự phê bình bản thân của các thế hệ người Hàn Quốc sau này.

Tiêu chuẩn ngoại hình
Tiêu chuẩn ngoại hình khắt khe và ý muốn 'phải đẹp' là yếu tố dẫn tới xu hướng 'đập đi xây lại'

Tiêu chuẩn ngoại hình khắt khe hòa cùng chủ nghĩa “tự phê bình bản thân”

Thẩm mỹ là một phần của sự pha trộn văn hóa kỳ lạ giữa hiện đại và truyền thống ở Hàn Quốc ngày nay. Các gia đình vẫn giữ những thói quen truyền thống như ăn uống và sinh hoạt chung với nhau. Tuy nhiên, họ cũng khuyến khích trẻ làm nên làm việc 18 tiếng đồng hồ tại trường. Và phẫu thuật thẩm mỹ cũng vậy, được pha trộn giữa tiêu chuẩn ngoại hình khắt khe cùng chủ nghĩa "tự phê bình bản thân".

Hàn Quốc là quốc gia sử dụng mạng Internet nhiều nhất nhì thế giới và là nước có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất. Từ 67% và 95% gia đình ở Hàn Quốc sử dụng Internet. Trong bối cảnh này, phụ nữ buộc phải hòa nhập với những những kỳ vọng về văn hoá, đó là trở thành những công dân chăm chỉ, đồng thời cần phải thể hiện mình một cách nữ tính và sắc đẹp đương nhiên là một phần không thể thiếu.  

"Thậm chí, những quy định nghiêm ngặt về sự xuất hiện của phụ nữ cũng được đặt ra tại nơi làm việc. Các tiêu chuẩn này khắc nghiệt hơn rất nhiều so với các nước phương Tây", Turnbull nói.

Vẻ đẹp được đánh giá cao ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng ở Hàn Quốc, giá trị của nó còn cao hơn nhiều. Các nhà tuyển dụng Hàn Quốc cũng thường xem xét đến vẻ đẹp của ứng viên, họ tìm kiếm sự hấp dẫn về thể chất, ngoài các bằng cấp chuyên môn của họ.

Sharon Hejiin Lee, giáo sư phụ trách phân tích xã hội và văn hoá của Đại học New York, giải thích rằng, dù điều này đúng hay sai, bản thân những người phụ nữ Hàn Quốc cũng tự thấy thích và muốn mình phải đáp ứng được những mong đợi này.

Hejiin Lee nói trong một cuộc phỏng vấn: "Một số yếu tố về kinh tế khác nhau, xảy ra ở Hàn Quốc và Mỹ, có thể gây ra những sự lựa chọn khác nhau. Chúng tôi, những người Mỹ, có thể không thấy việc phẫu thuật thẩm mỹ là cần thiết giống như người Hàn Quốc. Nhưng chúng tôi lại thấy điều đó tại đất nước này”.

nen-van-hoa-kpop-va-noi-am-anh-dap-di-xay-lai-ky-2
Vẻ đẹp tự nhiên không còn, các cô gái Hàn Quốc luôn muốn mình đẹp như sao.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1997, sự cạnh tranh về công ăn việc làm đã dẫn tới sự bùng nổ phẫu thuật thẩm mỹ. Những người Hàn Quốc đang cố gắng để có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường lao động bất cứ cách nào có thể.

Tại thị trấn Gumi, Kang NaYeon chuẩn bị thực hiện một cuộc phẫu thuật mí mắt, và đây được xem như là một món quà của cha mẹ khi cô kết thúc kỳ thi và ra trường. Các công ty khi tuyển dụng thường không thích thuê những người đã phẫu thuật mũi.

NaYeon cho biết: "Hiện nay, các công ty này thường có phản ứng không tốt với những người làm mũi, họ vẫn chỉ thuê những người khá giả. Chính vì điều này, bố mẹ cho phép trẻ em phẫu thuật thậm chí còn sớm hơn để khuôn mặt trông sẽ tự nhiên hơn khi trưởng thành".

Phẫu thuật dần đi vào văn hoá chính thống, thay vì giữ nguyên đặc điểm ngoại hình đặc trưng

Millard là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ chính cho Thủy quân Lục chiến Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Một vai trò khác của anh là giúp đỡ những nạn nhân trong cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên, Millard đã quyết định "giúp đỡ" theo cách khác. Ông đã đề xướng việc phẫu thuật mí mắt và ông cũng là người đã thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên được ghi nhận ở Hàn Quốc.

nen-van-hoa-kpop-va-noi-am-anh-dap-di-xay-lai-ky-2
Đặc điểm nhận dạng truyền thống của những cô gái Hàn Quốc vốn không “lộng lẫy” như ngày nay

Lý lẽ của Millard là tạo ra một cái nhìn phương Tây hơn, giúp người Á Đông hòa nhập tốt hơn vào một nền kinh tế thế giới mới. "Mí mắt Châu Á đang bị xem như một biểu hiện thụ động, mang hình tượng của phương Đông”, ông viết trong Tạp chí Khoa học Nhãn khoa Hoa Kỳ.

Khách hàng đầu tiên của cô là những cô gái mại dâm người Hàn Quốc đang cố gắng thu hút những người lính Mỹ. Phẫu thuật cho các mục đích làm đẹp đã dần đi vào văn hoá chính thống. Việc phẫu thuật để tạo mí mắt có 2 mí đã trở nên phổ biến hơn đối với phụ nữ Hàn Quốc.

Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên được mở tại Hàn Quốc vào năm 1961. Và mỗi năm, số phụ nữ trải qua các hoạt động thẩm mỹ dao kéo lại tăng gấp đôi, gấp ba lần. Phẫu thuật nhân đôi mí mắt vẫn là thủ tục phổ biến nhất hiện nay. Chỉnh hình nướu châu Á và mũi là thủ tục thứ hai. Việc phẫu thuật này nhằm kéo dài mũi và tạo hình dạng thẳng, đẹp cho mũi. Hai việc làm rất phổ biến này thậm chí không được gọi là phẫu thuật, mà là một "tiểu phẫu".

nen-van-hoa-kpop-va-noi-am-anh-dap-di-xay-lai-ky-2
Những cô gái Hàn Quốc chấp nhận đau đớn và nhiều di chứng khác để được đẹp

Tiến sĩ Park nói rằng, mong muốn được thay đổi những đặc điểm liên quan đến nhan sắc là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân tìm đến anh. "Hầu hết người châu Á có sọ và khuôn mặt rộng" anh nói. "Ngay cả hàm răng hơi rộng cũng có thể làm cho khuôn mặt trông có vẻ nặng nhọc, thậm chí là ngu si đần độn. Làm nhỏ hàm có thể giúp khuôn mặt thon gọn, mảnh mai hơn và đẹp hơn".

Quan điểm này liên quan đến điều mà Tiến sĩ Eugenia Kaw từng đề cập, được gọi là "chủ nghĩa tự phê bình bản thân". Bài báo nghiên cứu của bà tập trung vào việc chỉ ra cách mà người Mỹ gốc châu Á thường tự nhìn nhận về bản thân mình, và họ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các quan điểm văn hoá.

Cô đã viết rằng: "Sự thay đổi của phụ nữ người Mỹ gốc châu Á không phải là một quá trình chuyển đổi, mà là một quá trình bình thường hoá" để giúp họ phù hợp hơn với những người bạn phương Tây của họ.

Kết quả sau phẫu thuật: Những khuôn mặt giống nhau  

nen-van-hoa-kpop-va-noi-am-anh-dap-di-xay-lai-ky-2
Những thí sinh tham gia các chương trình sắc đẹp có khuôn mặt 'na há' như nhau

Những cuộc phẫu thuật thẩm mỹ này cũng không hề đơn giản và nhẹ nhàng, thậm chí nó còn rất kinh hoàng. Phẫu thuật thẩm mỹ đôi khi để lại những tác dụng phụ khác nhau, từ chảy máu, nhiễm trùng, đến tụ máu và u thần kinh mặt. Tuy nhiên, nó được coi là một điều bình thường, diễn ra hàng ngày phổ biến ở Hàn Quốc.

Việc phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc đã tạo ra những khuôn mặt gần giống nhau. "Khi bạn đi đến khu vực Gangnam ở Seoul, bạn sẽ thấy rằng, khuôn mặt của nhiều cô gái cũng tương tự giống nhau. Có rất nhiều người phẫu thuật thẩm mỹ ở Gangnam, nhưng các bác sĩ nổi tiếng thì có hạn. Vì vậy, nhiều cô gái đã được phẫu thuật với cùng một bác sĩ", nữ sinh Chae Jeongwon nói.

Nhiều bác sĩ thậm chí còn nhận ra những bệnh nhân từng đến ‘đập đi xây lại’ ở trung tâm của mình, và đôi khi, họ nói: “Tôi biết cô gái xinh đẹp này, cô ấy đã cắt mũi, mí và mắt".

 

Nền văn hóa Kpop và nỗi ám ảnh ‘đập đi xây lại’ (Kỳ 1)

Lấy cảm hứng từ nền văn hóa Kpop, đồng thời, được khuyến khích bởi những tiêu chí cực đoan về vẻ đẹp ngoại hình, xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ đang trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng bao trùm khắp Hàn Quốc.