Tìm hiểu về ngày Tết của dân tộc qua Di sản Tư liệu Thế giới

Chủ nhật, 19/01/2020, 13:09 PM

Triển lãm có khoảng 29 tài liệu mộc bản, bản dập cùng nhiều hình ảnh minh họa liên quan đến các hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán thời Nguyễn.

Nhằm chào mừng Tết Nguyên đán 2020, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) tổ chức khai mạc triển lãm “Tết hoàng cung qua Mộc bản triều Nguyễn” tại trường lang Đại Cung Môn (Đại Nội Huế).

Nhằm chào mừng Tết Nguyên đán 2020, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) tổ chức khai mạc triển lãm “Tết hoàng cung qua Mộc bản triều Nguyễn” tại trường lang Đại Cung Môn (Đại Nội Huế).

Dưới thời Nguyễn, Tết Nguyên đán là một trong những lễ lớn ở hoàng cung, được tổ chức thành chuỗi các lễ hội từ tháng 12 (tháng Chạp) đến trung tuần tháng 1 năm sau (tháng Giêng).

Dưới thời Nguyễn, Tết Nguyên đán là một trong những lễ lớn ở hoàng cung, được tổ chức thành chuỗi các lễ hội từ tháng 12 (tháng Chạp) đến trung tuần tháng 1 năm sau (tháng Giêng).

Những quy định có tính điển lệ cùng những hoạt động cụ thể của vua, quan triều Nguyễn trong việc giữ gìn và duy trì tết cổ truyền dân tộc - Tết Nguyên đán được ghi chép lại qua nhiều sử sách của triều đình và Mộc bản - Di sản Tư liệu Thế giới là hình thức lưu giữ chân xác nhất.

Những quy định có tính điển lệ cùng những hoạt động cụ thể của vua, quan triều Nguyễn trong việc giữ gìn và duy trì tết cổ truyền dân tộc - Tết Nguyên đán được ghi chép lại qua nhiều sử sách của triều đình và Mộc bản - Di sản Tư liệu Thế giới là hình thức lưu giữ chân xác nhất.

Theo ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Mộc bản triều Nguyễn là khối tài liệu chính gốc, độc bản và đã được UNESCO công nhận là di sản Tư liệu Thế giới, mang những giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thư pháp và kỹ thuật in ấn đương thời.

Theo ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Mộc bản triều Nguyễn là khối tài liệu chính gốc, độc bản và đã được UNESCO công nhận là di sản Tư liệu Thế giới, mang những giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thư pháp và kỹ thuật in ấn đương thời.

Nội dung triển lãm gồm các phần: các vua triều Nguyễn và công tác chuẩn bị cho Tết Nguyên đán; các nghi lễ đón Tết Nguyên đán; thưởng Tết.

Nội dung triển lãm gồm các phần: các vua triều Nguyễn và công tác chuẩn bị cho Tết Nguyên đán; các nghi lễ đón Tết Nguyên đán; thưởng Tết.

Triển lãm có khoảng 29 tài liệu mộc bản, bản dập cùng nhiều hình ảnh minh họa liên quan đến các hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán thời Nguyễn như: lễ Ban sóc (ban lịch cho năm mới), lễ Tiến Xuân – Nghinh xuân, lễ mừng nhà vua…

Triển lãm có khoảng 29 tài liệu mộc bản, bản dập cùng nhiều hình ảnh minh họa liên quan đến các hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán thời Nguyễn như: lễ Ban sóc (ban lịch cho năm mới), lễ Tiến Xuân – Nghinh xuân, lễ mừng nhà vua…

Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 44, mặt khắc 14.

Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 44, mặt khắc 14.

Ghi chép sự kiện hoàng đế Đồng Khánh du xuân trong Tết Nguyên đán năm Bính tuất (1886).

Ghi chép sự kiện hoàng đế Đồng Khánh du xuân trong Tết Nguyên đán năm Bính tuất (1886).

Chuẩn định về lịch ban yến trong hoàng cung.

Chuẩn định về lịch ban yến trong hoàng cung.

Ghi chép sự kiện hoàng đế Tự Đức làm lễ Tiến xuân – Nghinh xuân năm Mậu thân (1848).

Ghi chép sự kiện hoàng đế Tự Đức làm lễ Tiến xuân – Nghinh xuân năm Mậu thân (1848).

Ghi lại sự kiện mùa xuân năm 1859, nhân dịp ban yến cho quan đại thần tại điện Văn Minh, hoàng đế Tự Đức đã chia sẻ bài thơ ngự chế của mình cho quần thần.

Ghi lại sự kiện mùa xuân năm 1859, nhân dịp ban yến cho quan đại thần tại điện Văn Minh, hoàng đế Tự Đức đã chia sẻ bài thơ ngự chế của mình cho quần thần.

Triều đình quy định lễ phẩm dâng cúng tổ tiên trên các bàn chính, bàn tả hữu, bàn phụ tại các miếu trong Hoàng thành và các điện trong ngoài Hoàng thành cùng lăng tẩm trong lễ Trừ tịch.

Triều đình quy định lễ phẩm dâng cúng tổ tiên trên các bàn chính, bàn tả hữu, bàn phụ tại các miếu trong Hoàng thành và các điện trong ngoài Hoàng thành cùng lăng tẩm trong lễ Trừ tịch.

Mùa xuân năm 1859, sau khi nhận lễ lạy mừng của các quan văn võ tại điện Thái Hòa, hoàng đế Tự Đức đã ban ân điển gồm 12 điều cho một số thành viên hoàng tộc, quan văn ban hàm từ lục phẩm, võ ban từ ngũ phẩm trở lên; những người dân có tuổi thọ trên 80 tuổi; những người cô quả, tàn tật, không nơi nương tựa…

Mùa xuân năm 1859, sau khi nhận lễ lạy mừng của các quan văn võ tại điện Thái Hòa, hoàng đế Tự Đức đã ban ân điển gồm 12 điều cho một số thành viên hoàng tộc, quan văn ban hàm từ lục phẩm, võ ban từ ngũ phẩm trở lên; những người dân có tuổi thọ trên 80 tuổi; những người cô quả, tàn tật, không nơi nương tựa…

Triển lãm là cơ hội để công chúng trong và ngoài nước tiếp cận, hiểu hơn về ngày Tết của dân tộc từ di sản tư liệu thế giới Mộc bản để lại.

Triển lãm là cơ hội để công chúng trong và ngoài nước tiếp cận, hiểu hơn về ngày Tết của dân tộc từ di sản tư liệu thế giới Mộc bản để lại.

Triển lãm góp phần mang đến công chúng góc nhìn sinh động về những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà triều Nguyễn để lại.

Triển lãm góp phần mang đến công chúng góc nhìn sinh động về những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà triều Nguyễn để lại.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/tim-hieu-ve-ngay-tet-cua-dan-toc-qua-di-san-tu-lieu-the-gioi-150026.html